Hàng trăm cây thông có đường kính 40-70cm thuộc các Tiểu khu 622, 624 tại xã Song An, thị xã An Khê (Gia Lai) đã và đang bị đốn hạ một cách không thương tiếc trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lực lượng chức năng cũng như chính quyền địa phương hiện vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Rừng thông thuộc địa bàn xã Song An, thị xã An Khê được trồng cách đây hơn 10 năm. Nơi đây có khí hậu và thổ nhưỡng tốt nên rất phù hợp cho loài thông sinh trưởng và phát triển.
Nếu chỉ nhìn qua bên ngoài, rừng thông vẫn có vẻ bạt ngàn, xanh tốt, song đi sâu vào bên trong sẽ phát hiện ra những cây thông đang bị bóc từng lớp vỏ, chờ ngày chết để đốn hạ.
Chỉ cần đi vào rừng thông khoảng 100m, có thể thấy có hơn 100 cây thông đường kính từ 30-60cm bị cạo sạch vỏ, lá thông đang héo rũ, nhiều cây trong số đó chỉ trơ lại cành khô khẳng khiu.
Không chỉ hàng trăm cây thông bị cạo vỏ mà nhiều khoảng rừng thông cũng bị người dân đốt cháy nham nhở, đen kịt.
Cây thông ở đây có mật độ tương đối dày, tuy nhiên có nhiều cây thông lớn đã bị người dân chặt hạ chỉ còn trơ lại gốc, gỗ đã được mang đi.
Phóng viên có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Lê Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã An Khê, và được ông cho biết: "Thông tin về người dân vào phá rừng thông chúng tôi mới nắm được thời gian gần đây. Sau khi nắm được thông tin này, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm tình hình cụ thể và sẽ tiến hành xử phạt nếu có sai phạm."
Để xác minh lại thông tin người dân phá rừng thông lấy đất sản xuất, phóng viên cũng đã trao đổi với ông Trương Duy Sin, Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Ya Hội, đơn vị trực tiếp quản lý diện tích rừng thông trên.
Ông Sin cũng xác nhận việc người dân phá rừng thông để lấy đất sản xuất và đã lập biên bản một số cá nhân. Tuy nhiên do diện tích rừng thông này nằm gần khu dân cư nên việc chặt phá rừng thông, lấn chiếm đất rừng thường diễn ra vào ban đêm, rất khó ngăn chặn kịp thời.
Mong rằng trong thời gian tới, phía chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng sẽ có biện pháp ngăn chặn tình trạng này để những cánh rừng thông xanh bạt ngàn kia sẽ vẫn mãi xanh tốt, góp phần duy trì và đảm bảo mật độ che phủ rừng trên địa bàn, hạn chế tình trạng xói mòn vào mùa mưa lũ tại khu vực này./.
Rừng thông thuộc địa bàn xã Song An, thị xã An Khê được trồng cách đây hơn 10 năm. Nơi đây có khí hậu và thổ nhưỡng tốt nên rất phù hợp cho loài thông sinh trưởng và phát triển.
Nếu chỉ nhìn qua bên ngoài, rừng thông vẫn có vẻ bạt ngàn, xanh tốt, song đi sâu vào bên trong sẽ phát hiện ra những cây thông đang bị bóc từng lớp vỏ, chờ ngày chết để đốn hạ.
Chỉ cần đi vào rừng thông khoảng 100m, có thể thấy có hơn 100 cây thông đường kính từ 30-60cm bị cạo sạch vỏ, lá thông đang héo rũ, nhiều cây trong số đó chỉ trơ lại cành khô khẳng khiu.
Không chỉ hàng trăm cây thông bị cạo vỏ mà nhiều khoảng rừng thông cũng bị người dân đốt cháy nham nhở, đen kịt.
Cây thông ở đây có mật độ tương đối dày, tuy nhiên có nhiều cây thông lớn đã bị người dân chặt hạ chỉ còn trơ lại gốc, gỗ đã được mang đi.
Phóng viên có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Lê Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã An Khê, và được ông cho biết: "Thông tin về người dân vào phá rừng thông chúng tôi mới nắm được thời gian gần đây. Sau khi nắm được thông tin này, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm tình hình cụ thể và sẽ tiến hành xử phạt nếu có sai phạm."
Để xác minh lại thông tin người dân phá rừng thông lấy đất sản xuất, phóng viên cũng đã trao đổi với ông Trương Duy Sin, Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Ya Hội, đơn vị trực tiếp quản lý diện tích rừng thông trên.
Ông Sin cũng xác nhận việc người dân phá rừng thông để lấy đất sản xuất và đã lập biên bản một số cá nhân. Tuy nhiên do diện tích rừng thông này nằm gần khu dân cư nên việc chặt phá rừng thông, lấn chiếm đất rừng thường diễn ra vào ban đêm, rất khó ngăn chặn kịp thời.
Mong rằng trong thời gian tới, phía chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng sẽ có biện pháp ngăn chặn tình trạng này để những cánh rừng thông xanh bạt ngàn kia sẽ vẫn mãi xanh tốt, góp phần duy trì và đảm bảo mật độ che phủ rừng trên địa bàn, hạn chế tình trạng xói mòn vào mùa mưa lũ tại khu vực này./.
Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)