Sở Công Thương Hà Nội cho biết xu hướng tiêu dùng bắt đầu tăng cao trong khi thời tiết rét đậm kéo dài ảnh hưởng tới nguồn cung các mặt hàng thực phẩm; do vậy giá các mặt hàng này trên thị trường Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ.
Giá lương thực có xu hướng nhích lên vì xuất khẩu thuận lợi hơn. Hiện, giá lúa tẻ thường Khang Dân tại Hà Nội tăng 100 đồng/kg, giá gạo tẻ thường Khang Dân, quận 5 tăng 200 đồng/kg còn các mặt hàng gạo khác ổn định.
Cũng trong thời điểm này, giá thịt lợn hơi tại Hà Nội đã tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng 11, đưa giá thịt lợn hơi lên mức 70.000 đồng/kg.
Giá thịt thăn 125.000-130.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 115.000-120.000 đồng/kg, thịt mông sấn 110.000-115.000 đồng/kg, thịt bò 170.000-180.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá gà công nghiệp trên thị trường Hà Nội có dấu hiệu giảm trong những ngày gần đây do nhu cầu hạ và nguồn cung tăng đột biến.
Hiện tại giá gà ta từ 115.000 đến 125.000 đồng/kg, gà công nghiệp từ 70.000 đến 75.000 đồng/kg (giảm 5.000đồng/kg), thịt vịt 60.000-65.000đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg).
Tháng 12, giá rau xanh tại Hà Nội có dấu hiệu giảm do rau vụ đông trên thị trường Hà Nội đang vào mùa thu hoạch và tình hình thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng nên nguồn cung rau củ ra thị trường khá dồi dào
Dự báo, trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán, giá lương thực đặc biệt là các loại gạo ngon sẽ có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng tăng cao.
Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, do rét đậm, rét hại kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đe dọa nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, một mặt nhu cầu sử dụng của người dân tiếp tục tăng cao nên dự báo, giá mặt hàng thịt gà, thịt lợn sẽ còn tiếp tục tăng.
Để góp phần bình ổn thị trường, từ nay đến Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá năm 2011, để chương trình bán hàng bình ổn giá đến được với nhiều tầng lớp nhân dân sinh sống tại Thủ đô.
Theo đó, Sở phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội nhằm tạo nguồn cung ứng hàng hóa ổn định, lâu dài.
Đồng thời, cơ quan này cũng chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên cơ sở đó để cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, chủ động tăng cường khai thác nguồn hàng, dự trữ hàng hóa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa./.
Giá lương thực có xu hướng nhích lên vì xuất khẩu thuận lợi hơn. Hiện, giá lúa tẻ thường Khang Dân tại Hà Nội tăng 100 đồng/kg, giá gạo tẻ thường Khang Dân, quận 5 tăng 200 đồng/kg còn các mặt hàng gạo khác ổn định.
Cũng trong thời điểm này, giá thịt lợn hơi tại Hà Nội đã tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng 11, đưa giá thịt lợn hơi lên mức 70.000 đồng/kg.
Giá thịt thăn 125.000-130.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 115.000-120.000 đồng/kg, thịt mông sấn 110.000-115.000 đồng/kg, thịt bò 170.000-180.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá gà công nghiệp trên thị trường Hà Nội có dấu hiệu giảm trong những ngày gần đây do nhu cầu hạ và nguồn cung tăng đột biến.
Hiện tại giá gà ta từ 115.000 đến 125.000 đồng/kg, gà công nghiệp từ 70.000 đến 75.000 đồng/kg (giảm 5.000đồng/kg), thịt vịt 60.000-65.000đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg).
Tháng 12, giá rau xanh tại Hà Nội có dấu hiệu giảm do rau vụ đông trên thị trường Hà Nội đang vào mùa thu hoạch và tình hình thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng nên nguồn cung rau củ ra thị trường khá dồi dào
Dự báo, trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán, giá lương thực đặc biệt là các loại gạo ngon sẽ có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng tăng cao.
Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, do rét đậm, rét hại kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đe dọa nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, một mặt nhu cầu sử dụng của người dân tiếp tục tăng cao nên dự báo, giá mặt hàng thịt gà, thịt lợn sẽ còn tiếp tục tăng.
Để góp phần bình ổn thị trường, từ nay đến Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá năm 2011, để chương trình bán hàng bình ổn giá đến được với nhiều tầng lớp nhân dân sinh sống tại Thủ đô.
Theo đó, Sở phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội nhằm tạo nguồn cung ứng hàng hóa ổn định, lâu dài.
Đồng thời, cơ quan này cũng chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên cơ sở đó để cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, chủ động tăng cường khai thác nguồn hàng, dự trữ hàng hóa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)