Ngày 20/4, với sự đồng thuận của tất cả 15 thành viên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết gia hạn 10 năm quyền hạn của Ủy ban Liên hợp quốc về giám sát việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nghị quyết khẳng định việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học cũng như các phương tiện phóng những loại vũ khí này, đang đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
Liên hợp quốc yêu cầu tất cả các nước thành viên phải tuân thủ hoàn toàn và đầy đủ các nghĩa vụ và những cam kết liên quan kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến mọi lĩnh vực của vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện phóng chúng. Quá trình ngăn chặn việc phổ biến loại vũ khí này không được làm tổn hại đến hợp tác quốc tế về vật liệu, thiết bị và công nghệ được sử dụng vào các mục đích hòa bình, đồng thời các mục tiêu sử dụng vũ khí vì hòa bình không được lạm dụng vì mục đích phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nghị quyết cho rằng trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố và nguy cơ các thực thể phi nhà nước có thể bị tranh giành, phát triển, buôn lậu hoặc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt thì hợp tác quốc tế giữa các nước, phù hợp với luật quốc tế, là cần thiết để chống việc buôn bán bất hợp pháp của những thực thể này đối với các loại vũ khí hủy diệt.
Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu tăng cường phối hợp các nỗ lực ở cấp quốc gia, tiểu khu vực, khu vực và quốc tế để tăng cường phản ứng trước các thách thức và đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế xuất phát từ việc phổ biến các vũ khí huỷ diệt.
Gia hạn đến ngày 25/4/2021 quyền hạn của Ủy ban Liên hợp quốc về giám sát việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng yêu cầu ủy ban này xem xét lại toàn diện quy chế thực hiện Nghị quyết 1540 áp đặt các nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả các nước về việc thiết lập kiểm soát trong nước để ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban có thể đề nghị điều chỉnh ủy nhiệm quyền hạn của mình.
Nghị quyết cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc thành lập nhóm tám chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực vũ khí hủy diệt để giúp Ủy ban thực hiện các quyền hạn được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy nhiệm. Ủy ban này không hành động với vai trò là cơ quan cảnh sát quốc tế theo dõi việc bán hoặc mua các loại vũ khí huỷ diệt mà tập trung vào các khuôn khổ pháp lý, kiểm soát xuất khẩu và những thủ tục hải quan mà các nước sử dụng để ngăn chặn việc phổ biến loại vũ khí trên./.
Nghị quyết khẳng định việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học cũng như các phương tiện phóng những loại vũ khí này, đang đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
Liên hợp quốc yêu cầu tất cả các nước thành viên phải tuân thủ hoàn toàn và đầy đủ các nghĩa vụ và những cam kết liên quan kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến mọi lĩnh vực của vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện phóng chúng. Quá trình ngăn chặn việc phổ biến loại vũ khí này không được làm tổn hại đến hợp tác quốc tế về vật liệu, thiết bị và công nghệ được sử dụng vào các mục đích hòa bình, đồng thời các mục tiêu sử dụng vũ khí vì hòa bình không được lạm dụng vì mục đích phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nghị quyết cho rằng trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố và nguy cơ các thực thể phi nhà nước có thể bị tranh giành, phát triển, buôn lậu hoặc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt thì hợp tác quốc tế giữa các nước, phù hợp với luật quốc tế, là cần thiết để chống việc buôn bán bất hợp pháp của những thực thể này đối với các loại vũ khí hủy diệt.
Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu tăng cường phối hợp các nỗ lực ở cấp quốc gia, tiểu khu vực, khu vực và quốc tế để tăng cường phản ứng trước các thách thức và đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế xuất phát từ việc phổ biến các vũ khí huỷ diệt.
Gia hạn đến ngày 25/4/2021 quyền hạn của Ủy ban Liên hợp quốc về giám sát việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng yêu cầu ủy ban này xem xét lại toàn diện quy chế thực hiện Nghị quyết 1540 áp đặt các nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả các nước về việc thiết lập kiểm soát trong nước để ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban có thể đề nghị điều chỉnh ủy nhiệm quyền hạn của mình.
Nghị quyết cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc thành lập nhóm tám chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực vũ khí hủy diệt để giúp Ủy ban thực hiện các quyền hạn được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy nhiệm. Ủy ban này không hành động với vai trò là cơ quan cảnh sát quốc tế theo dõi việc bán hoặc mua các loại vũ khí huỷ diệt mà tập trung vào các khuôn khổ pháp lý, kiểm soát xuất khẩu và những thủ tục hải quan mà các nước sử dụng để ngăn chặn việc phổ biến loại vũ khí trên./.
(TTXVN/Vietnam+)