Ngay ngày đầu tiên của tháng 3, giá gas bất chợt tăng vọt lên mức gần nửa triệu đồng mỗi bình khiến người tiêu dùng Hà Nội một phen "chết điếng." Mặc dù ngay sau đó, thông tin giảm thuế nhập khẩu gas đã khiến nhiều người đỡ nghẹt thở nhưng không ít người Hà Nội vẫn ôm tâm lý thấp thỏm. Bởi, suốt từ đầu năm, giá gas liên tục lên bổng xuống trầm đã dọa không ít người tiêu dùng… yếu tim.
Thông tin giảm thuế nhập khẩu đã khiến giá gas nhanh chóng hạ nhiệt khi nhiều nhà phân phối thông báo giảm giá bán. PV gas Sài Gòn ngay lập tức đã có mức điều chỉnh khi giảm 1.333 đồng mỗi kg, tương ứng 16.000 đồng cho bình 12kg. Vinagas cùng với Sài Gòn Petro cũng đồng thời lên tiếng khi lùi giá bán về mức hơn 460.000 đồng mỗi bình.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ sáng nay, 5/3, mức giá mới này cũng đã áp dụng tại nhiều đại lý trên địa bàn Hà Nội với mức giảm từ 10.000 đến 16.000 đồng mỗi bình.
Cửa hàng phân phối gas Minh Quân (số 31 Mai Dịch, Cầu Giấy) sớm hôm nay, 5/3 đã báo giá bình Shell gas loại 12kg ở mức hơn 480.000 đồng thay vì giá gần 500.000 đồng như cách đây vài ngày.
Một bình Petrolimex gas 12 kg hiện cũng được cửa hàng treo ở mức 475.000 đồng, rẻ hơn 15.000 đồng so với giá 490.000 đồng trước đó. Tương tự, giá bình Vinagas cũng đã về ngưỡng 465.000 đồng.
Đại lý gas Ngọn lửa thần tại 192 Cầu Giấy cũng nhanh chóng treo giá mới trong 2 ngày trở lại đây. Cụ thể, sáng nay,mỗi bình gas loại 12kg của cửa hàng đang ở ngưỡng 475.000 đồng, rẻ hơn một chút so với giá 490.000 đồng trước kia.
Cũng có mức giá tương đương, cửa hàng gas Thành Công (Ba Đình) mới hôm trước còn bán bình Total gas 12kg ở mức 485.000 đồng, bình Petrolimex giá 480.000 đồng thì nay đều đã hạ nhiệt khoảng hơn 10.000 đồng mỗi bình.
Theo nhân viên kinh doanh của đại lý này, mức giá liên tục thay đổi chỉ trong một vài ngày khiến nhiều người khách hàng khá lúng túng. Nhiều nhân viên giao hàng của hãng thậm chí mấy ngày này cũng phải kiêm luôn cả nhiệm vụ tư vấn khách hàng bởi giá thay đổi có khi chỉ trong nửa ngày.
[Nhân viên hãng gas mỏi tay vì giá cao bất thường]
“Có người vừa hôm trước hỏi giá còn gần 500.000 đồng, hôm sau gọi đã thấy giá giảm xuống gần 20.000 đồng thì lại tưởng trước đó hãng… nói thách,” chủ cửa hàng này thành thật.
Anh Hùng, nhân viên đưa hàng của một đại lý gas trên phố Kim Mã lại cho hay, mặc dù giá gas đã hạ nhiệt nhưng tâm lý dè chừng và nghi ngờ vẫn khá phổ biến ở nhiều khách hàng.
“Nhiều người thấy được giảm giá gas nhưng vẫn lắc đầu chán nản vì họ lo dù có giảm hơn chục nghìn, với đà này, chỉ vài hôm nữa, giá gas lại tăng cao như cũ,” anh Hùng nói.
Tâm lý thấp thỏm ấy cũng là suy nghĩ của rất nhiều bà nội trợ thành phố. Chị Hồng, sống ở ngõ 199 Mai Dịch vốn là người theo dõi khá chặt tin tức về giá cả nhiều mặt hàng. Theo chị, giá gas liên tục biến động trong thời gian ngắn vừa qua khiến chị chẳng dám tin gas có thể về lại mức khoảng 430.000-440.000 đồng như trước đó.
Đưa ra ví dụ, chị Hồng kể, tháng trước sau vài đợt tăng giá, gas cũng hạ nhiệt được một chút như bây giờ, khoảng 10.000 đồng. Chưa mừng được vài hôm, mặt hàng thiết yếu này lại khiến chị giật mình vì mức tăng kỷ lục tới hơn 50.000 đồng.
“Lần sau, người ta lại bảo do biến động thị trường tăng một lèo thêm vài chục nghìn nữa thì mình cũng chịu.” chị Hồng lắc đầu.
Gần tâm trạng ấy, chị Nguyễn Quỳnh Anh (Yên Hòa, Cầu Giấy) mấy ngày nay nhìn giá gas khi tăng lúc giảm mà dở khóc dở cười.
“Mấy hãng gas mình gọi điện hỏi giá bây giờ cũng cố nài khách bằng cách giảm giá 5.000 đồng - 10.000 đồng mỗi bình. Đỡ đồng nào hay đồng ấy nhưng vài nghìn đồng ấy có so được với mỗi đợt tăng?” chị Quỳnh Anh nói.
Bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, quả thật có lý do để người tiêu dùng mang tâm trạng ấy. Theo ông Phong, so với mức thuế từ 5% về 0% thì giá gas giảm 16.000 đồng là hợp lý. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so với giá gas thế giới, mức giá trong nước của loại khí đốt này vẫn không hề rẻ.
Ngoài lý do giá thế giới biến động, theo ông Phong, việc giá gas cao trong thời gian qua là do hệ thống phân phối bộc lộ quá nhiều hạn chế. Gas được nhập về qua các đầu mối, rồi hệ thống các cửa hàng, đại lý... Qua một khâu phân phối trung gian khác nhau thì giá bán lại khác nhau. Việc đẩy giá gas qua nhiều tầng nấc như thế đã khiến giá thực tới tay người tiêu dùng tăng lên đáng kể.
Đề cập tới vấn đề hậu kiểm của cơ quan Nhà nước, ông Phong khẳng định, việc hậu kiểm chỉ có thể quản lý phần nào. Quan trọng hơn, việc quy định cụ thể xử phạt ra sao vẫn chưa rõ ràng và tạo được sự răn đe.
"Hơn thế nữa, cũng phải nhìn nhận, người tiêu dùng Việt Nam còn khá dễ tính khi mức giá tăng liên tục mà hầu như không có phản ứng hay thậm chí quyết liệt đổi sang dùng các loại nhiên liệu khác, điều đó càng khiến các đại lý đua nhau tăng giá mà chẳng kiêng nể," ông Phong nói./.
Thông tin giảm thuế nhập khẩu đã khiến giá gas nhanh chóng hạ nhiệt khi nhiều nhà phân phối thông báo giảm giá bán. PV gas Sài Gòn ngay lập tức đã có mức điều chỉnh khi giảm 1.333 đồng mỗi kg, tương ứng 16.000 đồng cho bình 12kg. Vinagas cùng với Sài Gòn Petro cũng đồng thời lên tiếng khi lùi giá bán về mức hơn 460.000 đồng mỗi bình.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ sáng nay, 5/3, mức giá mới này cũng đã áp dụng tại nhiều đại lý trên địa bàn Hà Nội với mức giảm từ 10.000 đến 16.000 đồng mỗi bình.
Cửa hàng phân phối gas Minh Quân (số 31 Mai Dịch, Cầu Giấy) sớm hôm nay, 5/3 đã báo giá bình Shell gas loại 12kg ở mức hơn 480.000 đồng thay vì giá gần 500.000 đồng như cách đây vài ngày.
Một bình Petrolimex gas 12 kg hiện cũng được cửa hàng treo ở mức 475.000 đồng, rẻ hơn 15.000 đồng so với giá 490.000 đồng trước đó. Tương tự, giá bình Vinagas cũng đã về ngưỡng 465.000 đồng.
Đại lý gas Ngọn lửa thần tại 192 Cầu Giấy cũng nhanh chóng treo giá mới trong 2 ngày trở lại đây. Cụ thể, sáng nay,mỗi bình gas loại 12kg của cửa hàng đang ở ngưỡng 475.000 đồng, rẻ hơn một chút so với giá 490.000 đồng trước kia.
Cũng có mức giá tương đương, cửa hàng gas Thành Công (Ba Đình) mới hôm trước còn bán bình Total gas 12kg ở mức 485.000 đồng, bình Petrolimex giá 480.000 đồng thì nay đều đã hạ nhiệt khoảng hơn 10.000 đồng mỗi bình.
Theo nhân viên kinh doanh của đại lý này, mức giá liên tục thay đổi chỉ trong một vài ngày khiến nhiều người khách hàng khá lúng túng. Nhiều nhân viên giao hàng của hãng thậm chí mấy ngày này cũng phải kiêm luôn cả nhiệm vụ tư vấn khách hàng bởi giá thay đổi có khi chỉ trong nửa ngày.
[Nhân viên hãng gas mỏi tay vì giá cao bất thường]
“Có người vừa hôm trước hỏi giá còn gần 500.000 đồng, hôm sau gọi đã thấy giá giảm xuống gần 20.000 đồng thì lại tưởng trước đó hãng… nói thách,” chủ cửa hàng này thành thật.
Anh Hùng, nhân viên đưa hàng của một đại lý gas trên phố Kim Mã lại cho hay, mặc dù giá gas đã hạ nhiệt nhưng tâm lý dè chừng và nghi ngờ vẫn khá phổ biến ở nhiều khách hàng.
“Nhiều người thấy được giảm giá gas nhưng vẫn lắc đầu chán nản vì họ lo dù có giảm hơn chục nghìn, với đà này, chỉ vài hôm nữa, giá gas lại tăng cao như cũ,” anh Hùng nói.
Tâm lý thấp thỏm ấy cũng là suy nghĩ của rất nhiều bà nội trợ thành phố. Chị Hồng, sống ở ngõ 199 Mai Dịch vốn là người theo dõi khá chặt tin tức về giá cả nhiều mặt hàng. Theo chị, giá gas liên tục biến động trong thời gian ngắn vừa qua khiến chị chẳng dám tin gas có thể về lại mức khoảng 430.000-440.000 đồng như trước đó.
Đưa ra ví dụ, chị Hồng kể, tháng trước sau vài đợt tăng giá, gas cũng hạ nhiệt được một chút như bây giờ, khoảng 10.000 đồng. Chưa mừng được vài hôm, mặt hàng thiết yếu này lại khiến chị giật mình vì mức tăng kỷ lục tới hơn 50.000 đồng.
“Lần sau, người ta lại bảo do biến động thị trường tăng một lèo thêm vài chục nghìn nữa thì mình cũng chịu.” chị Hồng lắc đầu.
Gần tâm trạng ấy, chị Nguyễn Quỳnh Anh (Yên Hòa, Cầu Giấy) mấy ngày nay nhìn giá gas khi tăng lúc giảm mà dở khóc dở cười.
“Mấy hãng gas mình gọi điện hỏi giá bây giờ cũng cố nài khách bằng cách giảm giá 5.000 đồng - 10.000 đồng mỗi bình. Đỡ đồng nào hay đồng ấy nhưng vài nghìn đồng ấy có so được với mỗi đợt tăng?” chị Quỳnh Anh nói.
Bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, quả thật có lý do để người tiêu dùng mang tâm trạng ấy. Theo ông Phong, so với mức thuế từ 5% về 0% thì giá gas giảm 16.000 đồng là hợp lý. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so với giá gas thế giới, mức giá trong nước của loại khí đốt này vẫn không hề rẻ.
Ngoài lý do giá thế giới biến động, theo ông Phong, việc giá gas cao trong thời gian qua là do hệ thống phân phối bộc lộ quá nhiều hạn chế. Gas được nhập về qua các đầu mối, rồi hệ thống các cửa hàng, đại lý... Qua một khâu phân phối trung gian khác nhau thì giá bán lại khác nhau. Việc đẩy giá gas qua nhiều tầng nấc như thế đã khiến giá thực tới tay người tiêu dùng tăng lên đáng kể.
Đề cập tới vấn đề hậu kiểm của cơ quan Nhà nước, ông Phong khẳng định, việc hậu kiểm chỉ có thể quản lý phần nào. Quan trọng hơn, việc quy định cụ thể xử phạt ra sao vẫn chưa rõ ràng và tạo được sự răn đe.
"Hơn thế nữa, cũng phải nhìn nhận, người tiêu dùng Việt Nam còn khá dễ tính khi mức giá tăng liên tục mà hầu như không có phản ứng hay thậm chí quyết liệt đổi sang dùng các loại nhiên liệu khác, điều đó càng khiến các đại lý đua nhau tăng giá mà chẳng kiêng nể," ông Phong nói./.
Dũng-Quảng (Vietnam+)