Tạp chí Đại Tây Dương (Algeria) số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả Gilles Klein về quyết định của Chính phủ Thái Lan từ ngày 7/10 sẽ chính thức áp dụng chính sách bảo hộ giá gạo sản xuất trong nước.
Theo đó quyết định trên có thể gây xáo trộn về giá loại lương thực này, đồng thời cảnh báo Thái Lan có thể sẽ mất vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Theo bài báo, sau quyết định của Thái Lan, ngay lập tức chỉ số giá được quy định bởi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), không ngừng tăng và đã chạm kỷ lục tính từ năm 2009.
Theo FAO, thay đổi chính sách ở Thái Lan, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có thể đẩy giá mua của người sản xuất lên mức cao hơn thị trường và như vậy lại càng đẩy mức tăng cao hơn.
Theo kế hoạch, từ ngày 7/10, gạo trắng sẽ được Chính phủ Thái Lan mua với giá 15.000 baht/tấn (tương đương 360 euro) so với giá 216 euro trên thị trường hiện nay nhằm hỗ trợ người sản xuất.
Chuyên gia Klein cho rằng mức tăng giá từ 40-50% đối với mặt hàng gạo sẽ tạo điều kiện cho các nước xuất khẩu khác chiếm chỗ của Thái Lan trên thị trường thế giới.
Ông này cũng cảnh báo người được hưởng lợi từ chính sách mới này là những người nông dân làm ăn lớn, có kho chứa lớn trong khi những người buôn bán trung gian Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng cho rằng quyết định trợ giá ồ ạt như vậy sẽ đẩy giá bán gạo Thái Lan lên, từ đó dẫn đến nguy cơ gạo Thái Lan mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Báo Le Figaro (Pháp) dẫn lời ông Vichai Sriprasert, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, nhận định với chính sách này, Thái Lan sẽ mất đi sức cạnh tranh so với các quốc gia châu Á khác.
Năm 2004, chính phủ của ông Thaksin Shinawatra, anh trai tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã khởi động chính sách này. Tuy nhiên, chính sách này sau đó đã phá sản do lợi ích của người dân được hưởng rất nhỏ, trong khi số tiền thất thoát khá lớn./.
Theo đó quyết định trên có thể gây xáo trộn về giá loại lương thực này, đồng thời cảnh báo Thái Lan có thể sẽ mất vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Theo bài báo, sau quyết định của Thái Lan, ngay lập tức chỉ số giá được quy định bởi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), không ngừng tăng và đã chạm kỷ lục tính từ năm 2009.
Theo FAO, thay đổi chính sách ở Thái Lan, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có thể đẩy giá mua của người sản xuất lên mức cao hơn thị trường và như vậy lại càng đẩy mức tăng cao hơn.
Theo kế hoạch, từ ngày 7/10, gạo trắng sẽ được Chính phủ Thái Lan mua với giá 15.000 baht/tấn (tương đương 360 euro) so với giá 216 euro trên thị trường hiện nay nhằm hỗ trợ người sản xuất.
Chuyên gia Klein cho rằng mức tăng giá từ 40-50% đối với mặt hàng gạo sẽ tạo điều kiện cho các nước xuất khẩu khác chiếm chỗ của Thái Lan trên thị trường thế giới.
Ông này cũng cảnh báo người được hưởng lợi từ chính sách mới này là những người nông dân làm ăn lớn, có kho chứa lớn trong khi những người buôn bán trung gian Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng cho rằng quyết định trợ giá ồ ạt như vậy sẽ đẩy giá bán gạo Thái Lan lên, từ đó dẫn đến nguy cơ gạo Thái Lan mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Báo Le Figaro (Pháp) dẫn lời ông Vichai Sriprasert, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, nhận định với chính sách này, Thái Lan sẽ mất đi sức cạnh tranh so với các quốc gia châu Á khác.
Năm 2004, chính phủ của ông Thaksin Shinawatra, anh trai tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã khởi động chính sách này. Tuy nhiên, chính sách này sau đó đã phá sản do lợi ích của người dân được hưởng rất nhỏ, trong khi số tiền thất thoát khá lớn./.
(TTXVN/Vietnam+)