Trong phiên giao dịch ngày 20/1, giá đường trắng leo lên mức cao kỷ lục, trong khi giá đường thô đóng cửa ở mức cao nhất của 29 năm, ngược hẳn với xu hướng đi xuống trên hầu hết các thị trường hàng hóa.
Các nhà giao dịch nhận định thị trường đường nhận được sự hậu thuẫn lớn khi thiếu hoạt động bán ra từ phía nhà sản xuất và không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng giá sẽ chậm lại. Giá mặt hàng này đã tăng gấp đôi trong năm 2009.
Theo Jack Scoville, chuyên gia phân tích thuộc Công ty môi giới Price Futures Group (có trụ sở tại Chicago), xu hướng lên giá của đường vẫn còn nguyên vẹn.
Chiến lược gia về hàng hóa, ông Tobin Gorey thuộc J.P. Morgan cho rằng nguồn cung đường trên thị trường đang khá hẹp.
Vụ thu hoạch đường tại Brazil - nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới - tới tháng 4/2010 mới khởi động.
Cả ông Scoville và ông Gorey đều cho rằng giá đường sẽ tiến tới mốc 30 xu/lb (1lb = 0,454kg).
Tại thị trường New York, giá đường thô giao tháng 3/2010 tăng 0,13 xu Mỹ lên 29,11 xu/lb - mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 1/1981.
Mức đỉnh của giá đường trong phiên này đạt 29,45 xu/lb.
Tại London, giá đường trắng giao tháng 3/2010 cũng tăng 6,1 USD lên 750 USD/tấn. Trong phiên này, giá đường đã từng lập mức cao kỷ lục 760,1 USD/tấn.
Trong một thông tin có liên quan, Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp Mátxcơva (IKAR) cho biết, lượng đường thô nhập khẩu vào Nga có thể sẽ tăng 66% lên ít nhất 2,4 triệu tấn trong năm 2010.
Phiên 20/1, thị trường càphê và ca cao đi xuống do tâm lý lo ngại về sức phục hồi của kinh tế toàn cầu và đồng USD mạnh.
Tại New York, giá ca cao giao tháng 3/2010 giảm 39 USD xuống 3.422 USD/tấn. Trong phiên giao dịch cùng ngày, giá ca cao giao tháng 5/2010 ở London cũng giảm 7 bảng xuống 2.312 bảng/tấn.
Cùng chung xu hướng đi xuống trên các thị trường hàng hóa, giá càphê chè (arabica) giao tháng 3/2010 giảm 1,7 xu xuống 1,392 USD/lb, trong khi giá càphê vối (robusta) giao cùng kỳ tại London giảm 28 USD xuống 1.345 USD/tấn./.
Các nhà giao dịch nhận định thị trường đường nhận được sự hậu thuẫn lớn khi thiếu hoạt động bán ra từ phía nhà sản xuất và không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng giá sẽ chậm lại. Giá mặt hàng này đã tăng gấp đôi trong năm 2009.
Theo Jack Scoville, chuyên gia phân tích thuộc Công ty môi giới Price Futures Group (có trụ sở tại Chicago), xu hướng lên giá của đường vẫn còn nguyên vẹn.
Chiến lược gia về hàng hóa, ông Tobin Gorey thuộc J.P. Morgan cho rằng nguồn cung đường trên thị trường đang khá hẹp.
Vụ thu hoạch đường tại Brazil - nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới - tới tháng 4/2010 mới khởi động.
Cả ông Scoville và ông Gorey đều cho rằng giá đường sẽ tiến tới mốc 30 xu/lb (1lb = 0,454kg).
Tại thị trường New York, giá đường thô giao tháng 3/2010 tăng 0,13 xu Mỹ lên 29,11 xu/lb - mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 1/1981.
Mức đỉnh của giá đường trong phiên này đạt 29,45 xu/lb.
Tại London, giá đường trắng giao tháng 3/2010 cũng tăng 6,1 USD lên 750 USD/tấn. Trong phiên này, giá đường đã từng lập mức cao kỷ lục 760,1 USD/tấn.
Trong một thông tin có liên quan, Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp Mátxcơva (IKAR) cho biết, lượng đường thô nhập khẩu vào Nga có thể sẽ tăng 66% lên ít nhất 2,4 triệu tấn trong năm 2010.
Phiên 20/1, thị trường càphê và ca cao đi xuống do tâm lý lo ngại về sức phục hồi của kinh tế toàn cầu và đồng USD mạnh.
Tại New York, giá ca cao giao tháng 3/2010 giảm 39 USD xuống 3.422 USD/tấn. Trong phiên giao dịch cùng ngày, giá ca cao giao tháng 5/2010 ở London cũng giảm 7 bảng xuống 2.312 bảng/tấn.
Cùng chung xu hướng đi xuống trên các thị trường hàng hóa, giá càphê chè (arabica) giao tháng 3/2010 giảm 1,7 xu xuống 1,392 USD/lb, trong khi giá càphê vối (robusta) giao cùng kỳ tại London giảm 28 USD xuống 1.345 USD/tấn./.
Hương Giang (Vietnam+)