Hiến xác phục vụ nghiên cứu khoa học là một nghĩa cử cao đẹp đã được nhiều người thực hiện. Ở Đồng Tháp, đã có hơn 40 trường hợp là người thân trong gia đình, dòng họ của anh Dương Văn Tài, quê xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh đăng ký hiến xác cho khoa học.
Cuối tháng 3 vừa qua, khi cụ Phan Thị Mận (mẹ anh Tài) mất ở tuổi 86, gia đình anh liền thực hiện theo tâm nguyện của bà: hiến xác cho khoa học. Tang lễ của bà được tổ chức theo nghi thức đơn giản và chuyển giao thi hài của bà cho trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu. Trước đó, ông Dương Tự Tín (ba anh Tài) qua đời đã hiến xác cho khoa học và tâm nguyện hiến xác của mẹ anhcũng xuất phát từ tấm lòng cao cả của ba anh.
Anh Dương Văn Tài cho biết, gia đình anh không biết ba anh có ý định hiến xác cho khoa học từ lúc nào, chỉ biết dù tuổi đã 80 nhưng ông vẫn giữ được thói quen đọc sách, xem tin tức truyền hình và rong ruổi trên chiếc xe đạp đi khắp nơi, thăm bạn bè, người thân.
Bất ngờ, một ngày nọ ông cụ bày tỏ với gia đình ý định hiến xác cho khoa học và nhờ các con tìm mẫu đơn cho ông đăng ký hiến xác. Nghĩ là ông nói cho vui vậy thôi, vì ở địa phương chưa ai nghe nói đến chuyện hiến xác bao giờ, các anh em anh Tài liền hỏi lại cụ Tín: “Quan niệm của con người sống thì có nhà, khi chết phải có mồ cho con cháu đến thăm viếng, chăm nom. Nếu hiến xác thì không có mồ. Ba nghĩ sao?”. Ông cụ trả lời gọn hơ: “Sống có ích cho xã hội, khi chết mình vẫn còn có ích, giúp đỡ được cho xã hội, sao mình không làm”. Qua lời giải thích của cụ Tín, gia đình anh Tài ai nấy đều nghe theo.
Khi có mẫu đơn, cụ Dương Tự Tín nhờ các con viết hộ rồi ký tên, tự mình đạp xe đem xuống xã xác nhận. Tuy nhiên, khi nhìn thấy mẫu đơn hiến xác của cụ, các cán bộ địa phương không chịu ký tên vì quá “lạ lẫm”, họ ngỡ ngàng bảo cụ về, nhưng cụ kiên quyết thực hiện ý định của mình. Cuối cùng cụ cũng thực hiện được ý định hiến xác của mình.
Cuối tháng 12/2007 cụ Dương Tự Tín qua đời do cơn nhồi máu cơ tim. Trước khi mất, cụ Tín vẫn không quên căn dặn con cháu không được chôn mà phải báo cho Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh xuống lấy xác về. Thực hiện theo ý nguyện của cụ, gia đình anh Tài đã gọi điện cho nhà trường để chuyển giao thi hài của cha.
Nỗi buồn mất mát trước sự ra đi đột ngột của cha chưa nguôi thì điều bất ngờ đã đến với gia đình anh Tài khi mẹ anh, bà Phan Thị Mận cho biết bà cũng sẽ hiến xác cho khoa học như chồng và căn dặn con làm đơn cho bà. Mặc dù trước đó bà có tâm nguyện khi chết được chôn cất trong khu vườn nhà, quanh mộ của bà trồng nhiều hoa và cây xanh để con cháu thăm viếng. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa của chồng đã khiến bà thay đổi ý định.
Theo ý mẹ, anh Tài lấy mẫu đơn hiến xác đăng ký cho mẹ và photo thêm nhiều bản nữa. Đến ngày cụ Phan Thị Mận mất, gia đình anh Tài đã báo cho Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đến bàn giao thi hài mà lòng không khỏi tiếc thương xen lẫn tự hào về việc làm cao cả của mẹ.
Noi gương theo cụ Tín và cụ Mận, gia đình anh Tài đã tự giác bỏ qua quan niệm “chết toàn thây”, “mô yên mả đẹp”, vận động người thân trong gia đình đăng ký hiến xác. Hiện trong gia đình, hầu hết anh, chị em của anh, vợ anh, ba mẹ vợ, anh vợ, chú và những người thân khác... cũng đã đăng ký hiến xác cho khoa học.
Ngoài gia đình và người thân, anh còn tích cực vận động trong cộng đồng tham gia phong trào hiến xác cho khoa học. Để nhiều người đăng ký hiến xác cho khoa học, anh Tài photo nhiều mẫu đơn để ở nhà và ở cơ quan cho mọi người biết để tham gia. Đi đến đâu anh cũng mang theo thẻ hiến xác của bản thân để chứng tỏ cho mọi người thấy mình không phải là người ngoài cuộc./.
Cuối tháng 3 vừa qua, khi cụ Phan Thị Mận (mẹ anh Tài) mất ở tuổi 86, gia đình anh liền thực hiện theo tâm nguyện của bà: hiến xác cho khoa học. Tang lễ của bà được tổ chức theo nghi thức đơn giản và chuyển giao thi hài của bà cho trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu. Trước đó, ông Dương Tự Tín (ba anh Tài) qua đời đã hiến xác cho khoa học và tâm nguyện hiến xác của mẹ anhcũng xuất phát từ tấm lòng cao cả của ba anh.
Anh Dương Văn Tài cho biết, gia đình anh không biết ba anh có ý định hiến xác cho khoa học từ lúc nào, chỉ biết dù tuổi đã 80 nhưng ông vẫn giữ được thói quen đọc sách, xem tin tức truyền hình và rong ruổi trên chiếc xe đạp đi khắp nơi, thăm bạn bè, người thân.
Bất ngờ, một ngày nọ ông cụ bày tỏ với gia đình ý định hiến xác cho khoa học và nhờ các con tìm mẫu đơn cho ông đăng ký hiến xác. Nghĩ là ông nói cho vui vậy thôi, vì ở địa phương chưa ai nghe nói đến chuyện hiến xác bao giờ, các anh em anh Tài liền hỏi lại cụ Tín: “Quan niệm của con người sống thì có nhà, khi chết phải có mồ cho con cháu đến thăm viếng, chăm nom. Nếu hiến xác thì không có mồ. Ba nghĩ sao?”. Ông cụ trả lời gọn hơ: “Sống có ích cho xã hội, khi chết mình vẫn còn có ích, giúp đỡ được cho xã hội, sao mình không làm”. Qua lời giải thích của cụ Tín, gia đình anh Tài ai nấy đều nghe theo.
Khi có mẫu đơn, cụ Dương Tự Tín nhờ các con viết hộ rồi ký tên, tự mình đạp xe đem xuống xã xác nhận. Tuy nhiên, khi nhìn thấy mẫu đơn hiến xác của cụ, các cán bộ địa phương không chịu ký tên vì quá “lạ lẫm”, họ ngỡ ngàng bảo cụ về, nhưng cụ kiên quyết thực hiện ý định của mình. Cuối cùng cụ cũng thực hiện được ý định hiến xác của mình.
Cuối tháng 12/2007 cụ Dương Tự Tín qua đời do cơn nhồi máu cơ tim. Trước khi mất, cụ Tín vẫn không quên căn dặn con cháu không được chôn mà phải báo cho Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh xuống lấy xác về. Thực hiện theo ý nguyện của cụ, gia đình anh Tài đã gọi điện cho nhà trường để chuyển giao thi hài của cha.
Nỗi buồn mất mát trước sự ra đi đột ngột của cha chưa nguôi thì điều bất ngờ đã đến với gia đình anh Tài khi mẹ anh, bà Phan Thị Mận cho biết bà cũng sẽ hiến xác cho khoa học như chồng và căn dặn con làm đơn cho bà. Mặc dù trước đó bà có tâm nguyện khi chết được chôn cất trong khu vườn nhà, quanh mộ của bà trồng nhiều hoa và cây xanh để con cháu thăm viếng. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa của chồng đã khiến bà thay đổi ý định.
Theo ý mẹ, anh Tài lấy mẫu đơn hiến xác đăng ký cho mẹ và photo thêm nhiều bản nữa. Đến ngày cụ Phan Thị Mận mất, gia đình anh Tài đã báo cho Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đến bàn giao thi hài mà lòng không khỏi tiếc thương xen lẫn tự hào về việc làm cao cả của mẹ.
Noi gương theo cụ Tín và cụ Mận, gia đình anh Tài đã tự giác bỏ qua quan niệm “chết toàn thây”, “mô yên mả đẹp”, vận động người thân trong gia đình đăng ký hiến xác. Hiện trong gia đình, hầu hết anh, chị em của anh, vợ anh, ba mẹ vợ, anh vợ, chú và những người thân khác... cũng đã đăng ký hiến xác cho khoa học.
Ngoài gia đình và người thân, anh còn tích cực vận động trong cộng đồng tham gia phong trào hiến xác cho khoa học. Để nhiều người đăng ký hiến xác cho khoa học, anh Tài photo nhiều mẫu đơn để ở nhà và ở cơ quan cho mọi người biết để tham gia. Đi đến đâu anh cũng mang theo thẻ hiến xác của bản thân để chứng tỏ cho mọi người thấy mình không phải là người ngoài cuộc./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN)