Mặc dù giá dầu đã đạt mức cao trong vòng 10 tháng qua, và đã tăng hơn 10% trong năm nay nhưng các nhà kinh tế dự đoán sự tăng giá này vẫn sẽ tiếp tục chủ yếu do những nhân tố địa chính trị.
Nhà kinh tế trưởng, phụ trách nghiên cứu thuộc National Bank of Abu Dhabi (NBAD), tiến sỹ Giyas Gokkent, nói rằng đà phục hồi của giá vàng đen có thể sẽ tiếp diễn vì sự gián đoạn nguồn cung và những nguy cơ địa chính trị gia tăng sẽ đẩy giá năng lượng tăng cao.
Cuộc tranh cãi giữa Phương Tây và Iran về chương trình hạt nhân của nước này là nguyên nhân chính gây ra những diễn biến về giá dầu mỏ hiện nay. Mỹ và châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.
Mỹ cũng đã "đóng băng" các tài sản của ngân hàng trung ương Iran, trong khi Liên minh châu Âu quyết định bắt đầu cấm vận dầu mỏ của nước này từ ngày 1/7.
Về phần mình, Iran đối phó với những lệnh cấm vận trên bằng việc cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ sang Anh và Pháp và dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz, sẽ tiếp tục làm giảm lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran. Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vì vậy, những diễn biến căng thẳng trên sẽ khiến giá dầu tiếp tục tăng.
Trong khi đó, JBC Energy Consulting dự đoán do thiếu đầu tư và sụt giảm xuất khẩu, sản lượng dầu mỏ của Iran có thể sẽ sụt xuống 300.000 thùng/ngày trong năm nay. Còn theo báo cáo của Goldman Sach, công suất dầu mỏ dự phòng của OPEC đã giảm xuống mức thấp nguy hiểm và không thể bù đắp khoảng trống mà Iran để lại.
J.P Morgan dự báo giá dầu Brent giao trong năm nay có thể tăng lên khoảng 135 USD/thùng trong khi Goldman Sach ước tính giá dầu sẽ đạt 127,5 USD/thùng. Dự báo xa hơn, Merrill Lynch cho rằng giá dầu sẽ tăng lên 200 USD/thùng trong gần 5 năm tới.
Cho dù chưa thể đưa ra con số chính xác về giá dầu trong thời gian tới, nhưng theo các nhà kinh tế, việc giá dầu tăng cao sẽ tác động tới cả những nước nhập khẩu và xuất khẩu, đặc biệt là sẽ tác động tới sự phục hồi kinh tế thế giới.
Theo nhà kinh tế Gokkent, đối với các nước Arập, những tác động do giá dầu tăng cao sẽ phức tạp hơn nhiều vì cho dù họ cải thiện được thu nhập quốc gia, nhưng ở một mức độ nhất định tác động thấm tràn tiêu cực có thể xảy ra. Giá dầu càng cao sẽ tác động càng lớn đến các nước nhập khẩu dầu mỏ. Để tiết kiệm chi phí, các nước nhập khẩu sẽ giảm mức tiêu thụ và tác động ngược trở lại các nước xuất khẩu, đồng thời sẽ làm kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cũng nói rằng nước không loại trừ khả năng sử dụng dầu dự trữ chiến lược sau khi cân nhắc kỹ lưỡng tình hình. Còn Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng thị trường này đang quay trở lại tình trạng căng thẳng tương tự như đã từng xảy ra hồi 6 tháng đầu năm 2008.
Trước hết, giá dầu tăng đã góp phần đẩy giá xăng bán lẻ của Mỹ lên những mức kỷ lục trong thời gian này. Giá khí đốt tăng lên 3,65 USD/gallon, tăng khoảng 5% kể từ tháng 1. Nhà kinh tế trưởng David Rosenberg của công ty quản lý tài sản Canada nói rằng người Mỹ có thể chứng kiến mức giá trung bình khoảng 5 USD/gallon vào tháng 5 tới.
Hai là, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã xem xét việc thực hiện Chính sách nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) để kích hoạt nền kinh tế trì trệ. Do giá dầu cao nên Chính phủ Mỹ đã phát đi những tín hiệu gây xung đột về việc sẵn sàng tung ra QE3. QE3 có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng lạm phát và mục tiêu tăng trưởng việc làm có thể không đạt được.
Tồi tệ hơn, giá dầu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ suy giảm kinh tế đối với các nước châu Âu vốn đã bị suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ. Ủy ban châu Âu tuần trước dự báo kinh tế khu vực sử dụng đồng euro sẽ bị suy giảm 0,3% trong năm nay.
Iran cũng là nước cung cấp dầu mỏ chính cho Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Iran giảm xuất khẩu dầu mỏ và giá dầu tăng cũng sẽ tác động tới những nước này./.
Nhà kinh tế trưởng, phụ trách nghiên cứu thuộc National Bank of Abu Dhabi (NBAD), tiến sỹ Giyas Gokkent, nói rằng đà phục hồi của giá vàng đen có thể sẽ tiếp diễn vì sự gián đoạn nguồn cung và những nguy cơ địa chính trị gia tăng sẽ đẩy giá năng lượng tăng cao.
Cuộc tranh cãi giữa Phương Tây và Iran về chương trình hạt nhân của nước này là nguyên nhân chính gây ra những diễn biến về giá dầu mỏ hiện nay. Mỹ và châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.
Mỹ cũng đã "đóng băng" các tài sản của ngân hàng trung ương Iran, trong khi Liên minh châu Âu quyết định bắt đầu cấm vận dầu mỏ của nước này từ ngày 1/7.
Về phần mình, Iran đối phó với những lệnh cấm vận trên bằng việc cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ sang Anh và Pháp và dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz, sẽ tiếp tục làm giảm lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran. Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vì vậy, những diễn biến căng thẳng trên sẽ khiến giá dầu tiếp tục tăng.
Trong khi đó, JBC Energy Consulting dự đoán do thiếu đầu tư và sụt giảm xuất khẩu, sản lượng dầu mỏ của Iran có thể sẽ sụt xuống 300.000 thùng/ngày trong năm nay. Còn theo báo cáo của Goldman Sach, công suất dầu mỏ dự phòng của OPEC đã giảm xuống mức thấp nguy hiểm và không thể bù đắp khoảng trống mà Iran để lại.
J.P Morgan dự báo giá dầu Brent giao trong năm nay có thể tăng lên khoảng 135 USD/thùng trong khi Goldman Sach ước tính giá dầu sẽ đạt 127,5 USD/thùng. Dự báo xa hơn, Merrill Lynch cho rằng giá dầu sẽ tăng lên 200 USD/thùng trong gần 5 năm tới.
Cho dù chưa thể đưa ra con số chính xác về giá dầu trong thời gian tới, nhưng theo các nhà kinh tế, việc giá dầu tăng cao sẽ tác động tới cả những nước nhập khẩu và xuất khẩu, đặc biệt là sẽ tác động tới sự phục hồi kinh tế thế giới.
Theo nhà kinh tế Gokkent, đối với các nước Arập, những tác động do giá dầu tăng cao sẽ phức tạp hơn nhiều vì cho dù họ cải thiện được thu nhập quốc gia, nhưng ở một mức độ nhất định tác động thấm tràn tiêu cực có thể xảy ra. Giá dầu càng cao sẽ tác động càng lớn đến các nước nhập khẩu dầu mỏ. Để tiết kiệm chi phí, các nước nhập khẩu sẽ giảm mức tiêu thụ và tác động ngược trở lại các nước xuất khẩu, đồng thời sẽ làm kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cũng nói rằng nước không loại trừ khả năng sử dụng dầu dự trữ chiến lược sau khi cân nhắc kỹ lưỡng tình hình. Còn Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng thị trường này đang quay trở lại tình trạng căng thẳng tương tự như đã từng xảy ra hồi 6 tháng đầu năm 2008.
Trước hết, giá dầu tăng đã góp phần đẩy giá xăng bán lẻ của Mỹ lên những mức kỷ lục trong thời gian này. Giá khí đốt tăng lên 3,65 USD/gallon, tăng khoảng 5% kể từ tháng 1. Nhà kinh tế trưởng David Rosenberg của công ty quản lý tài sản Canada nói rằng người Mỹ có thể chứng kiến mức giá trung bình khoảng 5 USD/gallon vào tháng 5 tới.
Hai là, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã xem xét việc thực hiện Chính sách nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) để kích hoạt nền kinh tế trì trệ. Do giá dầu cao nên Chính phủ Mỹ đã phát đi những tín hiệu gây xung đột về việc sẵn sàng tung ra QE3. QE3 có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng lạm phát và mục tiêu tăng trưởng việc làm có thể không đạt được.
Tồi tệ hơn, giá dầu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ suy giảm kinh tế đối với các nước châu Âu vốn đã bị suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ. Ủy ban châu Âu tuần trước dự báo kinh tế khu vực sử dụng đồng euro sẽ bị suy giảm 0,3% trong năm nay.
Iran cũng là nước cung cấp dầu mỏ chính cho Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Iran giảm xuất khẩu dầu mỏ và giá dầu tăng cũng sẽ tác động tới những nước này./.
Hải Yến (TTXVN)