Nối dài chuỗi hai phiên giảm giá trước đó, ngày 16 và 17/11, thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục xu hướng đi xuống, với giá nhiên liệu nay đã giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong hai tuần.
Sự giảm giá này theo sau sự mạnh lên của đồng USD giữa những lo ngại về vấn đề nợ của khu vực đồng euro (Eurozone), cùng những e ngại rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế lạm phát sẽ làm giảm nhu cầu và dấy lên làn song bán tháo trên các thị trường hàng hóa.
Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 2,52 USD (2,97%) xuống 82,34 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 1/2011 giảm 2,03 USD xuống 84,73 USD/thùng. Như vậy, giá dầu giảm 6,23% trong 3 phiên vừa qua - mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 12/8, thời điểm mà số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ gia tăng, cùng những lo ngại về đà phục hồi yếu ớt của nền kinh tế và đồng USD lên giá đồng loạt gây sức ép lên thị trường dầu mỏ.
Đến chiều 17/11 tại châu Á, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 tiếp tục giảm 10 xu xuống 82,24 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 giảm 5 xu xuống 84,68 USD/thùng.
Ngày 16/11, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần so với đồng euro do giới đầu tư bán bớt hàng hóa trong danh mục đầu tư giữa những lo ngại về nền tài chính công của Ireland và các nền kinh tế khác tại Eurozone.
Đồng USD mạnh lên có thể gây sức ép lên thị trường dầu mỏ và các hàng hóa khác tính bằng đồng tiền này, bằng cách hấp dẫn giới đầu tư quay trở lại thị trường ngoại hối hòng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, giúp gia tăng giá trị nguồn doanh thu của các nhà sản xuất, đồng thời khiến giá các hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với những khách hàng nắm giữ các đồng tiền khác.
Giá dầu rơi vào xu hướng đi xuống sau khi vọt lên 88 USD/thùng - mức cao nhất trong 25 tháng vào hôm 11/11.
Carsten Fritsch, nhà phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt, cho biết triển vọng Trung Quốc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đang bao trùm không khí lo ngại trên tất cả các thị trường hàng hóa.
Cho đến nay nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc vẫn lớn, nhưng đã có những lo ngại rằng nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc lãi suất tăng cao.
Andy Lebow, nhà giao dịch thuộc công ty MF Global ở New York, cho biết mới cách đây một tuần, mọi nhà giao dịch đều cho rằng 90 USD/thùng là mức giá mục tiêu tiếp theo, nhưng tình hình có vẻ đã thay đổi./.
Sự giảm giá này theo sau sự mạnh lên của đồng USD giữa những lo ngại về vấn đề nợ của khu vực đồng euro (Eurozone), cùng những e ngại rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế lạm phát sẽ làm giảm nhu cầu và dấy lên làn song bán tháo trên các thị trường hàng hóa.
Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 2,52 USD (2,97%) xuống 82,34 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 1/2011 giảm 2,03 USD xuống 84,73 USD/thùng. Như vậy, giá dầu giảm 6,23% trong 3 phiên vừa qua - mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 12/8, thời điểm mà số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ gia tăng, cùng những lo ngại về đà phục hồi yếu ớt của nền kinh tế và đồng USD lên giá đồng loạt gây sức ép lên thị trường dầu mỏ.
Đến chiều 17/11 tại châu Á, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 tiếp tục giảm 10 xu xuống 82,24 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 giảm 5 xu xuống 84,68 USD/thùng.
Ngày 16/11, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần so với đồng euro do giới đầu tư bán bớt hàng hóa trong danh mục đầu tư giữa những lo ngại về nền tài chính công của Ireland và các nền kinh tế khác tại Eurozone.
Đồng USD mạnh lên có thể gây sức ép lên thị trường dầu mỏ và các hàng hóa khác tính bằng đồng tiền này, bằng cách hấp dẫn giới đầu tư quay trở lại thị trường ngoại hối hòng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, giúp gia tăng giá trị nguồn doanh thu của các nhà sản xuất, đồng thời khiến giá các hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với những khách hàng nắm giữ các đồng tiền khác.
Giá dầu rơi vào xu hướng đi xuống sau khi vọt lên 88 USD/thùng - mức cao nhất trong 25 tháng vào hôm 11/11.
Carsten Fritsch, nhà phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt, cho biết triển vọng Trung Quốc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đang bao trùm không khí lo ngại trên tất cả các thị trường hàng hóa.
Cho đến nay nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc vẫn lớn, nhưng đã có những lo ngại rằng nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc lãi suất tăng cao.
Andy Lebow, nhà giao dịch thuộc công ty MF Global ở New York, cho biết mới cách đây một tuần, mọi nhà giao dịch đều cho rằng 90 USD/thùng là mức giá mục tiêu tiếp theo, nhưng tình hình có vẻ đã thay đổi./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)