Những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền khu vực đồng euro (Eurozone), đồng USD mạnh lên và kế hoạch ngăn ngừa lạm phát của Trung Quốc khiến giá dầu thế giới tuần qua có xu hướng giảm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 19/11, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 34 xu so với phiên trước xuống 81,51 USD/thùng, còn giá dầu Brent chuẩn Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 71 xu xuống 84,34 USD/thùng.
Cũng trong ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới.
Đây là lần thứ hai kể từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm 2010, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng nhằm tăng cường quản lý thanh khoản và kiểm soát tiền mặt và tín dụng.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực đưa ra các biện pháp để đưa các điều kiện tài chính trở về mức bình thường; đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng, sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát.
Tuy nhiên, giới thương gia e ngại rằng với các biện pháp ngăn ngừa lạm phát sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vốn đang là động lực cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Hiện hơn 1/3 nhu cầu dầu mỏ mới xuất phát từ "cơn khát" năng lượng của Trung Quốc.
Trong khi đó, đồng USD mạnh lên cũng làm giảm nhu cầu mua vào những loại hàng hóa định giá theo đồng bạc xanh, trong đó có dầu mỏ. Đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng xuống dưới ngưỡng 1,35 USD/euro trong phiên ngày 16/11 trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp ở Brussels để bàn về cuộc khủng hoảng nợ Ireland.
Do việc cứu trợ các ngân hàng, Ireland ước tính bị thâm hụt ngân sách 32% GDP trong năm 2010. Nguyên nhân xuống dốc của hệ thống tài chính Ireland là các ngân hàng đã không thận trọng trước sự bùng nổ của ngành xây dựng, vốn chiếm tới 1/4 nền kinh tế nước này trước khi diễn ra khủng hoảng.
Các ngân hàng này sẽ phải trả giá cho các khoản đầu tư xấu và dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Điều này đang gây ra sự lo sợ trên toàn châu Âu khi có nhiều ngân hàng ở các nước khác cũng tham gia bơm tiền vào bong bóng tài chính Ireland.
Thị trường năng lượng được hỗ trợ không đáng kể sau thông báo dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/11 đã giảm tới 7,3 triệu thùng - mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong 15 tháng qua. Sức ép bán ra kiếm lời sau đợt tăng giá mạnh trong tuần trước khiến giá dầu sụt giảm.
So với tuần trước đó, giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã giảm từ 86,62 USD/thùng xuống 81,51 USD/thùng vào cuối phiên ngày 19/11. Còn giá dầu Brent tại London đã giảm từ 87,86 USD/thùng xuống 84,34 USD/thùng./.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 19/11, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 34 xu so với phiên trước xuống 81,51 USD/thùng, còn giá dầu Brent chuẩn Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 71 xu xuống 84,34 USD/thùng.
Cũng trong ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới.
Đây là lần thứ hai kể từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm 2010, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng nhằm tăng cường quản lý thanh khoản và kiểm soát tiền mặt và tín dụng.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực đưa ra các biện pháp để đưa các điều kiện tài chính trở về mức bình thường; đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng, sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát.
Tuy nhiên, giới thương gia e ngại rằng với các biện pháp ngăn ngừa lạm phát sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vốn đang là động lực cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Hiện hơn 1/3 nhu cầu dầu mỏ mới xuất phát từ "cơn khát" năng lượng của Trung Quốc.
Trong khi đó, đồng USD mạnh lên cũng làm giảm nhu cầu mua vào những loại hàng hóa định giá theo đồng bạc xanh, trong đó có dầu mỏ. Đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng xuống dưới ngưỡng 1,35 USD/euro trong phiên ngày 16/11 trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp ở Brussels để bàn về cuộc khủng hoảng nợ Ireland.
Do việc cứu trợ các ngân hàng, Ireland ước tính bị thâm hụt ngân sách 32% GDP trong năm 2010. Nguyên nhân xuống dốc của hệ thống tài chính Ireland là các ngân hàng đã không thận trọng trước sự bùng nổ của ngành xây dựng, vốn chiếm tới 1/4 nền kinh tế nước này trước khi diễn ra khủng hoảng.
Các ngân hàng này sẽ phải trả giá cho các khoản đầu tư xấu và dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Điều này đang gây ra sự lo sợ trên toàn châu Âu khi có nhiều ngân hàng ở các nước khác cũng tham gia bơm tiền vào bong bóng tài chính Ireland.
Thị trường năng lượng được hỗ trợ không đáng kể sau thông báo dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/11 đã giảm tới 7,3 triệu thùng - mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong 15 tháng qua. Sức ép bán ra kiếm lời sau đợt tăng giá mạnh trong tuần trước khiến giá dầu sụt giảm.
So với tuần trước đó, giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã giảm từ 86,62 USD/thùng xuống 81,51 USD/thùng vào cuối phiên ngày 19/11. Còn giá dầu Brent tại London đã giảm từ 87,86 USD/thùng xuống 84,34 USD/thùng./.
Tố Uyên (TTXVN/Vietnam+)