Nối gót đà tăng từ đầu phiên, giá dầu châu Á tiếp tục duy trì xu hướng đi lên vào cuối phiên giao dịch ngày 21/11, nhờ báo cáo cho thấy nguồn dự trữ dầu của Mỹ đã giảm ngoài dự kiến trong tuần trước.
Tuy nhiên, sức tăng của thị trường năng lượng đã bị hạn chế đáng kể khi giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước việc các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn không đạt được thỏa thuận về cách thức triển khai đợt giải ngân tiếp theo nằm trong gói cứu trợ tài chính thứ hai dành cho Hy Lạp.
Kết thúc phiên này, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2013 tăng nhẹ 2 xu, lên 86,77 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng chỉ “nhích” 16 xu, lên mức 109,99 USD/thùng.
Ngay trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 21/11, thông tin cho hay cuộc họp các bộ trưởng tài chính Eurozone vừa diễn ra ngày 20/11 tại Brussels (Bỉ) đã không thu được kết quả như mong đợi, khi mà các bên vẫn không nhất trí được về cách thức giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp nhằm "cứu" nước này khỏi rơi vào cảnh phá sản.
Thông tin này càng khiến các nhà đầu tư nản lòng và hoài nghi vào khả năng giải quyết khủng hoảng nợ công của châu Âu, nhất là sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Pháp, qua đó kiềm chế đà tăng mạnh của giá dầu vào đầu phiên.
Dự kiến, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu của nước này đã giảm hơn 1,9 triệu thùng vào tuần trước (kết thúc vào ngày 16/11), trái với dự báo của giới phân tích là tăng 900.000 thùng, giúp níu giữ mức tăng nhẹ của thị trường năng lượng châu Á.
Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có xu hướng gia tăng, giữa bối cảnh mùa đông đang tiến gần đẩy nhu cầu sưởi ấm của người dân đi lên.
Đêm trước (20/11), tại thị trường Mỹ, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm do những căng thẳng kinh tế tại châu Âu và những đồn đoán về khả năng một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Palestine sẽ sớm được thực hiện, giúp “xoa dịu” tình hình căng thẳng chính trị tại dải Gaza, nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao trong nhiều ngày qua.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 1/2013 giảm mạnh 2,53 USD, xuống mức 86,75 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,87 USD xuống 109,83 USD/thùng.
Theo giới phân tích thị trường năng lượng, những căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, khu vực giàu dầu mỏ bậc nhất thế giới, vẫn là nhân tố chính chi phối xu hướng tăng giảm của giá các mặt hàng năng lượng. Bởi vậy, ngay sau khi xuất hiện thông tin cho hay lệnh ngừng bắn giữa Israel và Palestine sắp được thực thi giá dầu đã chìm sâu trong phiên giao dịch 20/11.
Một quan chức cấp cao của Israel cho biết nước này đã tạm ngưng kế hoạch đổ bộ vào Gaza, mở đường cho các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tổ chức tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, việc Moody’s vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp- nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone- từ mức AAA xuống Aa1, cũng tác động tiêu cực tới giá dầu, bởi động thái này khiến mối lo về khủng hoảng nợ công châu Âu càng thêm nhức nhối./.
Tuy nhiên, sức tăng của thị trường năng lượng đã bị hạn chế đáng kể khi giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước việc các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn không đạt được thỏa thuận về cách thức triển khai đợt giải ngân tiếp theo nằm trong gói cứu trợ tài chính thứ hai dành cho Hy Lạp.
Kết thúc phiên này, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2013 tăng nhẹ 2 xu, lên 86,77 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng chỉ “nhích” 16 xu, lên mức 109,99 USD/thùng.
Ngay trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 21/11, thông tin cho hay cuộc họp các bộ trưởng tài chính Eurozone vừa diễn ra ngày 20/11 tại Brussels (Bỉ) đã không thu được kết quả như mong đợi, khi mà các bên vẫn không nhất trí được về cách thức giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp nhằm "cứu" nước này khỏi rơi vào cảnh phá sản.
Thông tin này càng khiến các nhà đầu tư nản lòng và hoài nghi vào khả năng giải quyết khủng hoảng nợ công của châu Âu, nhất là sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Pháp, qua đó kiềm chế đà tăng mạnh của giá dầu vào đầu phiên.
Dự kiến, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu của nước này đã giảm hơn 1,9 triệu thùng vào tuần trước (kết thúc vào ngày 16/11), trái với dự báo của giới phân tích là tăng 900.000 thùng, giúp níu giữ mức tăng nhẹ của thị trường năng lượng châu Á.
Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có xu hướng gia tăng, giữa bối cảnh mùa đông đang tiến gần đẩy nhu cầu sưởi ấm của người dân đi lên.
Đêm trước (20/11), tại thị trường Mỹ, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm do những căng thẳng kinh tế tại châu Âu và những đồn đoán về khả năng một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Palestine sẽ sớm được thực hiện, giúp “xoa dịu” tình hình căng thẳng chính trị tại dải Gaza, nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao trong nhiều ngày qua.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 1/2013 giảm mạnh 2,53 USD, xuống mức 86,75 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,87 USD xuống 109,83 USD/thùng.
Theo giới phân tích thị trường năng lượng, những căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, khu vực giàu dầu mỏ bậc nhất thế giới, vẫn là nhân tố chính chi phối xu hướng tăng giảm của giá các mặt hàng năng lượng. Bởi vậy, ngay sau khi xuất hiện thông tin cho hay lệnh ngừng bắn giữa Israel và Palestine sắp được thực thi giá dầu đã chìm sâu trong phiên giao dịch 20/11.
Một quan chức cấp cao của Israel cho biết nước này đã tạm ngưng kế hoạch đổ bộ vào Gaza, mở đường cho các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tổ chức tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, việc Moody’s vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp- nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone- từ mức AAA xuống Aa1, cũng tác động tiêu cực tới giá dầu, bởi động thái này khiến mối lo về khủng hoảng nợ công châu Âu càng thêm nhức nhối./.
Minh Trang (TTXVN)