Giá dầu kết thúc năm 2009 với mức tăng khoảng 10 USD trong hai tuần cuối năm do Mỹ giảm mạnh nguồn cung dự trữ dầu thô.
Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) thông báo dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 1,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 25/12/2009, trong khi các sản phẩm dầu tinh chế như dầu sưởi ấm và dầu diezen cũng giảm 2 triệu thùng.
Trên thị trường New York ngày 31/12/2009, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2010 tăng 8 xu lên 79,36 USD/thùng, sau khi đã có lúc chạm mức 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2009. Giá dầu bắt đầu tăng từ tháng 3/2009 trước việc đồng USD lao dốc và hiện đã tăng 71% so với thời điểm đầu năm 2009.
Giá dầu được hỗ trợ trong điều kiện Mỹ và châu Âu đang trải qua một mùa Đông khắc nghiệt làm gia tăng nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm. Thị trường dầu mỏ còn được hậu thuẫn bởi những căng thẳng về địa-chính trị như vụ biểu tình tại Iran và "cuộc chiến" dầu khí giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, trên thị trường London, giá dầu Brent chuẩn Biển Bắc giao tháng 2/2010 lại giảm 10 xu xuống 77,93 USD/thùng. Giá dầu dự kiến sẽ giảm từ các mức hiện nay từ 75-80 USD/thùng xuống khoảng 65 USD/thùng vào mùa Xuân tới, trước khi tăng dần lên hơn 70 USD/thùng vào cuối năm 2010 nhờ kinh tế toàn cầu lấy lại đà phục hồi.
Dự trữ dầu thô thường giảm vào thời điểm này trong năm, do các công ty lọc dầu và kinh doanh xăng dầu xả hàng chờ quyết toán thuế cuối năm. Tuy nhiên, dù lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm gần 14 triệu thùng trong 4 tuần qua, nó vẫn cao hơn so với cùng thời gian này những năm trước.
Giới phân tích nhận định giới đầu tư đang tranh thủ đầy giá dầu lên cao cho dù dự trữ dầu của Mỹ vẫn còn rất lớn.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây công bố báo cáo cho biết nhu cầu dầu mỏ trên thế giới trong năm 2010 sẽ tăng nhanh hơn dự báo trước đây do hoạt động kinh tế toàn cầu gia tăng.
Trong báo cáo công bố vào tháng cuối năm 2009, IEA cho biết nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ lên tới 86,3 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tăng 1,7% so với năm 2009.
IEA nhấn mạnh phần lớn dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng trong năm 2010 là ở các nước đang phát triển, song mức tiêu thụ dầu mỏ ở các nước công nghiệp hóa dự kiến cũng sẽ tăng, đặc biệt ở khu vực Thái Bình Dương./.
Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) thông báo dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 1,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 25/12/2009, trong khi các sản phẩm dầu tinh chế như dầu sưởi ấm và dầu diezen cũng giảm 2 triệu thùng.
Trên thị trường New York ngày 31/12/2009, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2010 tăng 8 xu lên 79,36 USD/thùng, sau khi đã có lúc chạm mức 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2009. Giá dầu bắt đầu tăng từ tháng 3/2009 trước việc đồng USD lao dốc và hiện đã tăng 71% so với thời điểm đầu năm 2009.
Giá dầu được hỗ trợ trong điều kiện Mỹ và châu Âu đang trải qua một mùa Đông khắc nghiệt làm gia tăng nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm. Thị trường dầu mỏ còn được hậu thuẫn bởi những căng thẳng về địa-chính trị như vụ biểu tình tại Iran và "cuộc chiến" dầu khí giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, trên thị trường London, giá dầu Brent chuẩn Biển Bắc giao tháng 2/2010 lại giảm 10 xu xuống 77,93 USD/thùng. Giá dầu dự kiến sẽ giảm từ các mức hiện nay từ 75-80 USD/thùng xuống khoảng 65 USD/thùng vào mùa Xuân tới, trước khi tăng dần lên hơn 70 USD/thùng vào cuối năm 2010 nhờ kinh tế toàn cầu lấy lại đà phục hồi.
Dự trữ dầu thô thường giảm vào thời điểm này trong năm, do các công ty lọc dầu và kinh doanh xăng dầu xả hàng chờ quyết toán thuế cuối năm. Tuy nhiên, dù lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm gần 14 triệu thùng trong 4 tuần qua, nó vẫn cao hơn so với cùng thời gian này những năm trước.
Giới phân tích nhận định giới đầu tư đang tranh thủ đầy giá dầu lên cao cho dù dự trữ dầu của Mỹ vẫn còn rất lớn.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây công bố báo cáo cho biết nhu cầu dầu mỏ trên thế giới trong năm 2010 sẽ tăng nhanh hơn dự báo trước đây do hoạt động kinh tế toàn cầu gia tăng.
Trong báo cáo công bố vào tháng cuối năm 2009, IEA cho biết nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ lên tới 86,3 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tăng 1,7% so với năm 2009.
IEA nhấn mạnh phần lớn dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng trong năm 2010 là ở các nước đang phát triển, song mức tiêu thụ dầu mỏ ở các nước công nghiệp hóa dự kiến cũng sẽ tăng, đặc biệt ở khu vực Thái Bình Dương./.
Tố Uyên (Vietnam+)