Trong phiên giao dịch ngày 6/9, giá dầu trên các sàn giao dịch Mỹ và châu Âu đã tăng nhẹ, sau quyết định của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và thông tin về nguồn cung dầu tại Mỹ sụt giảm.
Đóng cửa phiên 6/9 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 10 tăng được 17 xu lên 95,53 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 40 xu lên 113,49 USD/thùng.
Trong phiên này, giá dầu chịu tác động chính từ hai yếu tố: Một là, Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) ngày 6/9 cho biết nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm 7,4 triệu thùng xuống còn 357,1 triệu thùng, gây sức ép lên giá dầu trong cùng phiên.
Theo DoE, nguồn cung bị sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão Isaac, tràn qua vùng Vịnh Mexico trong tuần trước, khiến hơn 90% cơ sở sản xuất dầu thô tại đây phải ngừng hoạt động.
Mặc dù hoạt động khai thác và sản xuất tại khu vực này đang dần trở lại bình thường, song đến ngày 6/9 vẫn còn 43% cơ sở vẫn bị đóng cửa.
Hai là quyết định của ECB tại cuộc họp vào cuối ngày hôm qua 6/9, theo đó, thể chế tài chính này chính thức công bố một chương trình mua lại trái phiếu "không giới hạn" của các quốc gia đang nợ nần chồng chất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Quyết định của ECB đã đẩy đồng euro tăng lên so với đồng USD, khiến giá hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh, trong đó có dầu thô, trở nên hấp dẫn hơn, đẩy giá dầu tăng lên./.
Đóng cửa phiên 6/9 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 10 tăng được 17 xu lên 95,53 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 40 xu lên 113,49 USD/thùng.
Trong phiên này, giá dầu chịu tác động chính từ hai yếu tố: Một là, Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) ngày 6/9 cho biết nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm 7,4 triệu thùng xuống còn 357,1 triệu thùng, gây sức ép lên giá dầu trong cùng phiên.
Theo DoE, nguồn cung bị sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão Isaac, tràn qua vùng Vịnh Mexico trong tuần trước, khiến hơn 90% cơ sở sản xuất dầu thô tại đây phải ngừng hoạt động.
Mặc dù hoạt động khai thác và sản xuất tại khu vực này đang dần trở lại bình thường, song đến ngày 6/9 vẫn còn 43% cơ sở vẫn bị đóng cửa.
Hai là quyết định của ECB tại cuộc họp vào cuối ngày hôm qua 6/9, theo đó, thể chế tài chính này chính thức công bố một chương trình mua lại trái phiếu "không giới hạn" của các quốc gia đang nợ nần chồng chất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Quyết định của ECB đã đẩy đồng euro tăng lên so với đồng USD, khiến giá hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh, trong đó có dầu thô, trở nên hấp dẫn hơn, đẩy giá dầu tăng lên./.
Thùy Chi (TTXVN)