Xu hướng đi lên đã theo sát giá dầu tại thị trường Mỹ trong suốt năm ngày giao dịch của tuần qua, nhờ các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và một số nước châu Âu, làm dấy lên hy vọng về sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng kéo dài tại khu vực Trung Đông, vốn đe dọa nguồn cung dầu thô của thế giới, cũng là nhân tố hỗ trợ giá cho mặt hàng này.
Mặc dù giá dầu ngọt nhẹ New York đã khởi đầu tuần không mấy suôn sẻ khi hạ nhẹ 14 xu, xuống còn 92,73 USD/thùng, do việc Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý 2/2012, song tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2012 đã có lúc “vọt” lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5/2012 với 115,11 USD/thùng, trước khi chốt ở mức cao 113,60 USD/thùng vào cuối phiên.
Tuy nhiên, “vàng đen” đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trong tất cả các phiên giao dịch còn lại của tuần, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh thu bán lẻ của nước này trong tháng 7/2012 đã tăng vượt dự kiến so với tháng trước đó, đạt mức 0,8%, chứng tỏ rằng người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng nới rộng hầu bao sau một thời gian tiết kiệm do tình trạng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.
Thêm vào đó, những tín hiệu tốt lành từ Eurozone cũng góp phần thúc đẩy giá dầu, khi mà tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp và Đức - hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, đều vượt dự kiến trong quý 2/2012.
Một nhân tố khác cũng giúp thị trường năng lượng Mỹ khởi sắc trong tuần qua là việc Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 10/8 đã giảm 3,7 triệu thùng, vượt xa mức dự đoán của giới phân tích là giảm 1,9 triệu thùng, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp con số này giảm mạnh hơn dự kiến, bất chấp những cảnh báo đưa ra trước đó cho rằng triển vọng tiêu thụ năng lượng sẽ u ám.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 16/8, giá dầu ngọt nhẹ đã xác lập mức chốt phiên kỷ lục mới trong vòng ba tháng qua, khi tăng tới 1,27 USD so với phiên trước đó, đóng cửa ở mức 95,60 USD/thùng, nhờ các tín hiệu tốt từ thị trường việc làm và nhà ở tại Mỹ, thắp lên những tia hy vọng mới về triển vọng tăng trưởng lạc quan cho nền kinh tế số một thế giới.
Giới phân tích nhận định rằng, xu hướng tăng của giá dầu trong vài phiên gần đây còn được hỗ trợ bởi mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, nguy cơ nguồn cung dầu bị cắt giảm tại khu vực Biển Bắc, cũng như niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây đã phát biểu rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những “làn gió ngược” kinh tế, nhưng sự gia tăng đều đặn tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua đã khiến Chính phủ nước này cân nhắc nhiều hơn về việc tiến hành các chính sách nới lỏng tiền tệ mới.
Sang tới phiên giao dịch cuối tuần (17/8), sự lạc quan của thị trường vào khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ đã giúp giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng đã phần nào bị hạn chế do xuất hiện những đồn đoán rằng Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng mở kho dự trữ nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 41 xu, tương đương 0,4%, lên 96,01 USD/thùng, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong vòng hai tuần qua của mặt hàng này.
Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ đã tăng được 3,4%. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc lại bất ngờ đảo chiều đi xuống, hạ 1,56 USD, xuống 113,71 USD/thùng, chủ yếu bởi những lý do kỹ thuật./.
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng kéo dài tại khu vực Trung Đông, vốn đe dọa nguồn cung dầu thô của thế giới, cũng là nhân tố hỗ trợ giá cho mặt hàng này.
Mặc dù giá dầu ngọt nhẹ New York đã khởi đầu tuần không mấy suôn sẻ khi hạ nhẹ 14 xu, xuống còn 92,73 USD/thùng, do việc Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý 2/2012, song tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2012 đã có lúc “vọt” lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5/2012 với 115,11 USD/thùng, trước khi chốt ở mức cao 113,60 USD/thùng vào cuối phiên.
Tuy nhiên, “vàng đen” đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trong tất cả các phiên giao dịch còn lại của tuần, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh thu bán lẻ của nước này trong tháng 7/2012 đã tăng vượt dự kiến so với tháng trước đó, đạt mức 0,8%, chứng tỏ rằng người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng nới rộng hầu bao sau một thời gian tiết kiệm do tình trạng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.
Thêm vào đó, những tín hiệu tốt lành từ Eurozone cũng góp phần thúc đẩy giá dầu, khi mà tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp và Đức - hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, đều vượt dự kiến trong quý 2/2012.
Một nhân tố khác cũng giúp thị trường năng lượng Mỹ khởi sắc trong tuần qua là việc Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 10/8 đã giảm 3,7 triệu thùng, vượt xa mức dự đoán của giới phân tích là giảm 1,9 triệu thùng, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp con số này giảm mạnh hơn dự kiến, bất chấp những cảnh báo đưa ra trước đó cho rằng triển vọng tiêu thụ năng lượng sẽ u ám.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 16/8, giá dầu ngọt nhẹ đã xác lập mức chốt phiên kỷ lục mới trong vòng ba tháng qua, khi tăng tới 1,27 USD so với phiên trước đó, đóng cửa ở mức 95,60 USD/thùng, nhờ các tín hiệu tốt từ thị trường việc làm và nhà ở tại Mỹ, thắp lên những tia hy vọng mới về triển vọng tăng trưởng lạc quan cho nền kinh tế số một thế giới.
Giới phân tích nhận định rằng, xu hướng tăng của giá dầu trong vài phiên gần đây còn được hỗ trợ bởi mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, nguy cơ nguồn cung dầu bị cắt giảm tại khu vực Biển Bắc, cũng như niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây đã phát biểu rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những “làn gió ngược” kinh tế, nhưng sự gia tăng đều đặn tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua đã khiến Chính phủ nước này cân nhắc nhiều hơn về việc tiến hành các chính sách nới lỏng tiền tệ mới.
Sang tới phiên giao dịch cuối tuần (17/8), sự lạc quan của thị trường vào khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ đã giúp giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng đã phần nào bị hạn chế do xuất hiện những đồn đoán rằng Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng mở kho dự trữ nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 41 xu, tương đương 0,4%, lên 96,01 USD/thùng, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong vòng hai tuần qua của mặt hàng này.
Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ đã tăng được 3,4%. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc lại bất ngờ đảo chiều đi xuống, hạ 1,56 USD, xuống 113,71 USD/thùng, chủ yếu bởi những lý do kỹ thuật./.
Minh Trang (TTXVN)