Trong phiên giao dịch ngày 1/2, giá dầu châu Á tiếp tục đi lên, giữa bối cảnh những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu tại Trung Đông và châu Phi ngày một gia tăng.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 3/2012 tăng 16 xu, lên 99,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 46 xu, đóng cửa ở mức 111,44 USD/thùng.
Chuyên gia quản lý năng lượng Tony Nunan, thuộc công ty Mitsubishi Corp, có trụ sở tại Tokyo nhận định: “Giá dầu tiếp tục bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài, bao gồm cả tình hình căng thẳng tại Iran và Sudan.”
Cuộc đàm phán giữa các nhà chức trách Iran và đoàn đại biểu thuộc bộ phận giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc đã kết thúc vào cuối ngày 31/1 mà không có dấu hiệu của bất kỳ bước đột phá nào về chương trình hạt nhân của Tehran.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng đối với Iran trong ba tháng qua để tạo áp lực buộc nước này ngừng các chương trình hạt nhân, mà theo họ mục đích chính là để chế tạo bom nguyên tử.
Tuy nhiên, Iran vẫn duy trì chương trình hạt nhân nói trên và khẳng định rằng mục đích của động thái này là vì hòa bình. Tehran cũng đe dọa sẽ trả đũa các nước phương Tây bằng cách đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz , điểm trung chuyển dầu mỏ quan trọng của Vịnh Ba Tư.
Trong phiên giao dịch ngày 31/1 tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục sụt giảm do những lo ngại của giới đầu tư trước những số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 giảm 30 xu, đóng cửa ở mức 98,48 USD/thùng. Tuy nhiên, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 12 xu, chốt ở mức 110,87 USD/thùng.
Đầu phiên giao dịch, giá dầu New York đảo chiều đi lên, trong bối cảnh thị trường ngày càng lạc quan hơn về khả năng Hy Lạp sẽ sớm đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của nước này.
Tuy nhiên, đà tăng này không duy trì được đến hết phiên, do các báo cáo mới nhất của Chính phủ Mỹ cho thấy giá nhà ở tại tại 19 trong số 20 thành phố của Mỹ đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 11/2011, còn chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ cũng giảm xuống còn 61,1 so với mức tương ứng 64,8 của tháng trước đó, cho thấy những hy vọng của người dân Mỹ vào sự phục hồi kinh tế trong nước đang yếu dần. Những số liệu đáng thất vọng này đã khiến giới đầu tư lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ trong thời gian tới.
Cuối ngày 31/1, Viện Dầu khí Mỹ (API) công bố báo cáo cho hay lượng dầu thô tồn kho của nước này trong tuần trước đã tăng 2,1 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích năng lượng của Platts , cơ quan thông tin năng lượng thuộc công ty McGraw-Hill Cos, dự đoán mức tăng là 3 triệu thùng.
Theo API, lượng xăng tồn kho của Mỹ trong cùng kỳ đã giảm 222.000 thùng , còn lượng dự trữ các sản phẩm năng lượng chưng cất khác tăng thêm 970.000 triệu thùng.
Tuy vậy, giá dầu ngọt nhẹ vẫn không rơi vào tình trạng giảm sâu, trong khi giá dầu Brent còn tăng so với phiên giao dịch trước, nhờ tín hiệu tích cực từ Nhật Bản, một trong những thị trường nhập khầu dầu mỏ lớn trên thế giới, cho thấy chi tiêu hộ gia đình của nước này trong tháng 1/2012 đã ghi nhận mức tăng lần đầu tiên kể từ khi diễn ra thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Bên cạnh đó, nỗ lực mới nhất của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, với hy vọng Athens sớm đạt được một thỏa thuận tái cấu trúc núi nợ khổng l ồ với các nhà tín dụng tư nhân, cũng như những căng thẳng leo thang giữa Sudan và Nam Sudan cũng giúp giảm bớt những áp lực làm hạ giá dầu, sau khi Nam Sudan cáo buộc Khatum đánh cắp 815 triệu USD tiền phí trung chuyển dầu thô.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói rằng những căng thẳng giữa hai quốc gia này đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực./.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 3/2012 tăng 16 xu, lên 99,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 46 xu, đóng cửa ở mức 111,44 USD/thùng.
Chuyên gia quản lý năng lượng Tony Nunan, thuộc công ty Mitsubishi Corp, có trụ sở tại Tokyo nhận định: “Giá dầu tiếp tục bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài, bao gồm cả tình hình căng thẳng tại Iran và Sudan.”
Cuộc đàm phán giữa các nhà chức trách Iran và đoàn đại biểu thuộc bộ phận giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc đã kết thúc vào cuối ngày 31/1 mà không có dấu hiệu của bất kỳ bước đột phá nào về chương trình hạt nhân của Tehran.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng đối với Iran trong ba tháng qua để tạo áp lực buộc nước này ngừng các chương trình hạt nhân, mà theo họ mục đích chính là để chế tạo bom nguyên tử.
Tuy nhiên, Iran vẫn duy trì chương trình hạt nhân nói trên và khẳng định rằng mục đích của động thái này là vì hòa bình. Tehran cũng đe dọa sẽ trả đũa các nước phương Tây bằng cách đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz , điểm trung chuyển dầu mỏ quan trọng của Vịnh Ba Tư.
Trong phiên giao dịch ngày 31/1 tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục sụt giảm do những lo ngại của giới đầu tư trước những số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 giảm 30 xu, đóng cửa ở mức 98,48 USD/thùng. Tuy nhiên, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 12 xu, chốt ở mức 110,87 USD/thùng.
Đầu phiên giao dịch, giá dầu New York đảo chiều đi lên, trong bối cảnh thị trường ngày càng lạc quan hơn về khả năng Hy Lạp sẽ sớm đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của nước này.
Tuy nhiên, đà tăng này không duy trì được đến hết phiên, do các báo cáo mới nhất của Chính phủ Mỹ cho thấy giá nhà ở tại tại 19 trong số 20 thành phố của Mỹ đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 11/2011, còn chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ cũng giảm xuống còn 61,1 so với mức tương ứng 64,8 của tháng trước đó, cho thấy những hy vọng của người dân Mỹ vào sự phục hồi kinh tế trong nước đang yếu dần. Những số liệu đáng thất vọng này đã khiến giới đầu tư lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ trong thời gian tới.
Cuối ngày 31/1, Viện Dầu khí Mỹ (API) công bố báo cáo cho hay lượng dầu thô tồn kho của nước này trong tuần trước đã tăng 2,1 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích năng lượng của Platts , cơ quan thông tin năng lượng thuộc công ty McGraw-Hill Cos, dự đoán mức tăng là 3 triệu thùng.
Theo API, lượng xăng tồn kho của Mỹ trong cùng kỳ đã giảm 222.000 thùng , còn lượng dự trữ các sản phẩm năng lượng chưng cất khác tăng thêm 970.000 triệu thùng.
Tuy vậy, giá dầu ngọt nhẹ vẫn không rơi vào tình trạng giảm sâu, trong khi giá dầu Brent còn tăng so với phiên giao dịch trước, nhờ tín hiệu tích cực từ Nhật Bản, một trong những thị trường nhập khầu dầu mỏ lớn trên thế giới, cho thấy chi tiêu hộ gia đình của nước này trong tháng 1/2012 đã ghi nhận mức tăng lần đầu tiên kể từ khi diễn ra thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Bên cạnh đó, nỗ lực mới nhất của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, với hy vọng Athens sớm đạt được một thỏa thuận tái cấu trúc núi nợ khổng l ồ với các nhà tín dụng tư nhân, cũng như những căng thẳng leo thang giữa Sudan và Nam Sudan cũng giúp giảm bớt những áp lực làm hạ giá dầu, sau khi Nam Sudan cáo buộc Khatum đánh cắp 815 triệu USD tiền phí trung chuyển dầu thô.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói rằng những căng thẳng giữa hai quốc gia này đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)