Tuần qua thị trường dầu mỏ chuyển biến theo sát diễn biến trên thị trường chứng khoán và các tin tức được phát đi từ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ năng lượng số 1.
Ngay đầu tuần, giá dầu thô đã tăng 3% lên trên mức 81 USD/thùng nhờ các báo cáo tích cực về lĩnh vực chế tạo của Mỹ và châu Âu cho thấy nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi. Thêm vào đó, chứng khoán thế giới bứt lên mạnh mẽ và đồng USD yếu đi đã thúc đẩy hoạt động mua vào trên thị trường dầu mỏ.
Tiếp đó sang ngày 3/8, lần đầu tiên kể từ tháng 5 giá dầu thế giới đã vượt qua ngưỡng 82 USD/thùng, bất chấp các số liệu cho thấy tình trạng sức khỏe yếu kém của kinh tế Mỹ, nhân tố đang gây sức ép lên các thị trường chứng khoán.
Đồng USD tiếp tục suy yếu cũng hỗ trợ giá dầu, bởi khi đó giá nhiên liệu này trở nên rẻ hơn đối với những khách hàng nắm giữ các đồng tiền khác, theo đó thúc đẩy nhu cầu và đẩy giá lên cao.
Theo nhà phân tích dầu khí Serene Lim thuộc Ngân hàng ANZ ở Singapore, giá dầu sẽ tiếp tục duy trì trên ngưỡng 82 USD/thùng trong ngắn hạn nhờ đà tăng mạnh đã được xác lập và mùa bão lũ đang tới gần sẽ đẩy nhu cầu năng lượng tăng cao.
Nhưng giá dầu đã hạ ba phiên liên tiếp cho tới phiên 6/8 do dự trữ các chế phẩm dầu mỏ hàng tuần của Mỹ tăng mạnh hơn dự đoán và bức tranh thị trường việc làm vẫn ảm đạm tại Mỹ.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc vào 30/7 dự trữ các chế phẩm chưng cất, gồm diezen và dầu sưởi ấm, tăng gấp đôi so với dự báo lên 2,2 triệu thùng và dự trữ dầu thô giảm 2,8 triệu thùng, cao gấp đôi so với dự báo.
Trong khi đó Bộ Lao động Mỹ cho hay số người được trả lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 7 giảm khoảng 131.000 người, làm tỷ lệ thất nghiệp trong tháng vẫn giữ ở mức 9,5%. Trước đó, Bộ Lao động Mỹ cũng thông báo số người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào 31/7 đã lên tới 479.000 người, vượt xa so với dự báo 455.000 người.
Theo nhà phân tích Jim Ritterbusch từ Công ty Ritterbusch, phản ứng của thị trường trước báo cáo việc làm ở Mỹ không nằm ngoài dự báo và nhờ đó ngưỡng hỗ trợ 80-81 USD/thùng dầu vẫn được giữ vững. Tuy vậy, liệu thị trường dầu mỏ có khả năng duy trì mức giá 80 USD/thùng lại là thử thách mới trong tuần này khi mà có đồn đoán thị trường chứng khoán sẽ còn đi xuống.
Ông Mark Waggoner, Chủ tịch Excel Futures Inc tại Bend, Oregon, cho rằng vài tháng gần đây thị trường dầu mỏ liên tục biến động theo thị trường chứng khoán. Bằng chứng mới nhất là chứng khoán đã mất điểm sau khi thị trường đón nhận báo cáo việc làm gây thất vọng của Mỹ và theo sau là xu hướng đi xuống thị trường dầu mỏ.
Cuối ngày 6/8 giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã giảm1,31 USD (1,6%) xuống 80,70 USD/thùng và giá dầu Brent hạ 1,45 USD còn 80,16 USD/thùng./.
Ngay đầu tuần, giá dầu thô đã tăng 3% lên trên mức 81 USD/thùng nhờ các báo cáo tích cực về lĩnh vực chế tạo của Mỹ và châu Âu cho thấy nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi. Thêm vào đó, chứng khoán thế giới bứt lên mạnh mẽ và đồng USD yếu đi đã thúc đẩy hoạt động mua vào trên thị trường dầu mỏ.
Tiếp đó sang ngày 3/8, lần đầu tiên kể từ tháng 5 giá dầu thế giới đã vượt qua ngưỡng 82 USD/thùng, bất chấp các số liệu cho thấy tình trạng sức khỏe yếu kém của kinh tế Mỹ, nhân tố đang gây sức ép lên các thị trường chứng khoán.
Đồng USD tiếp tục suy yếu cũng hỗ trợ giá dầu, bởi khi đó giá nhiên liệu này trở nên rẻ hơn đối với những khách hàng nắm giữ các đồng tiền khác, theo đó thúc đẩy nhu cầu và đẩy giá lên cao.
Theo nhà phân tích dầu khí Serene Lim thuộc Ngân hàng ANZ ở Singapore, giá dầu sẽ tiếp tục duy trì trên ngưỡng 82 USD/thùng trong ngắn hạn nhờ đà tăng mạnh đã được xác lập và mùa bão lũ đang tới gần sẽ đẩy nhu cầu năng lượng tăng cao.
Nhưng giá dầu đã hạ ba phiên liên tiếp cho tới phiên 6/8 do dự trữ các chế phẩm dầu mỏ hàng tuần của Mỹ tăng mạnh hơn dự đoán và bức tranh thị trường việc làm vẫn ảm đạm tại Mỹ.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc vào 30/7 dự trữ các chế phẩm chưng cất, gồm diezen và dầu sưởi ấm, tăng gấp đôi so với dự báo lên 2,2 triệu thùng và dự trữ dầu thô giảm 2,8 triệu thùng, cao gấp đôi so với dự báo.
Trong khi đó Bộ Lao động Mỹ cho hay số người được trả lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 7 giảm khoảng 131.000 người, làm tỷ lệ thất nghiệp trong tháng vẫn giữ ở mức 9,5%. Trước đó, Bộ Lao động Mỹ cũng thông báo số người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào 31/7 đã lên tới 479.000 người, vượt xa so với dự báo 455.000 người.
Theo nhà phân tích Jim Ritterbusch từ Công ty Ritterbusch, phản ứng của thị trường trước báo cáo việc làm ở Mỹ không nằm ngoài dự báo và nhờ đó ngưỡng hỗ trợ 80-81 USD/thùng dầu vẫn được giữ vững. Tuy vậy, liệu thị trường dầu mỏ có khả năng duy trì mức giá 80 USD/thùng lại là thử thách mới trong tuần này khi mà có đồn đoán thị trường chứng khoán sẽ còn đi xuống.
Ông Mark Waggoner, Chủ tịch Excel Futures Inc tại Bend, Oregon, cho rằng vài tháng gần đây thị trường dầu mỏ liên tục biến động theo thị trường chứng khoán. Bằng chứng mới nhất là chứng khoán đã mất điểm sau khi thị trường đón nhận báo cáo việc làm gây thất vọng của Mỹ và theo sau là xu hướng đi xuống thị trường dầu mỏ.
Cuối ngày 6/8 giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã giảm1,31 USD (1,6%) xuống 80,70 USD/thùng và giá dầu Brent hạ 1,45 USD còn 80,16 USD/thùng./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)