Trong phiên giao dịch ngày 21/9, giá dầu châu Á biến động không đồng nhất.
Nguyên nhân là những lo ngại về “bóng đen” của cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu quay trở lại ám ảnh các thị trường hàng hóa thế giới sau khi vừa phục hồi vào phiên trước đó, trong khi, giới đầu tư vẫn hy vọng cuộc họp bàn về chính sách của FED sẽ thu được những kết quả tích cực nhằm đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế số một thế giới đang trên đà suy yếu.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 28 xu, xuống 86,64 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2011 lại tăng 2 xu, đóng cửa ở mức 110,56 USD/thùng, bất chấp các mối lo ngại không dứt về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, có thể tác động tiêu cực tới nền tài chính toàn cầu.
Không khí u ám bao trùm Mỹ và châu Âu, hai động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, đang đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn sau quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công của Italy từ mức A+/A-1+ xuống mức A/A-1 của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P).
Tuy nhiên, giới đầu tư đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp của FED với hy vọng một gói kích thích tài chính mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang suy yếu.
Capital Economics nhận định rằng: "Với sự yếu kém của các dữ liệu kinh tế Mỹ, gần như chắc chắn là FED sẽ đưa ra các biện pháp giải cứu, song cụ thể những biện pháp này là gì thì vẫn chưa rõ ràng."
Trong phiên giao dịch đêm trước (20/9) tại Mỹ, giá dầu lấy lại đà tăng sau khi sụt giảm mạnh mẽ vào phiên hôm trước, do giới đầu tư tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tìm được hướng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực này, đồng thời hy vọng cuộc họp bàn về chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong hai ngày 20-21/9 sẽ mang lại kết quả tích cực.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 1,19 USD, lên 86,89 USD/thùng, trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,40 USD, lên 110,54 USD/thùng.
Mặc dù châu Âu vẫn còn căng thẳng do tình trạng nợ công của Hy Lạp và quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công đối với Italy của S&P, nhưng tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư vẫn tiếp tục gia tăng, nhân tố đẩy giá dầu đảo chiều đi lên. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới cũng bị chi phối bởi cuộc họp của Ủy Ban thị trường mở Liên bang, thuộc FED, dự kiến kết thúc vào ngày 21/9.
Tuy nhiên, thị trường dầu thế giới hầu như không bị ảnh hưởng bởi thông tin về vụ nổ tại mỏ dầu Rumaila lớn nhất của Iraq vào ngày 20/9, làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu thô tại nước này./.
Nguyên nhân là những lo ngại về “bóng đen” của cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu quay trở lại ám ảnh các thị trường hàng hóa thế giới sau khi vừa phục hồi vào phiên trước đó, trong khi, giới đầu tư vẫn hy vọng cuộc họp bàn về chính sách của FED sẽ thu được những kết quả tích cực nhằm đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế số một thế giới đang trên đà suy yếu.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 28 xu, xuống 86,64 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2011 lại tăng 2 xu, đóng cửa ở mức 110,56 USD/thùng, bất chấp các mối lo ngại không dứt về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, có thể tác động tiêu cực tới nền tài chính toàn cầu.
Không khí u ám bao trùm Mỹ và châu Âu, hai động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, đang đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn sau quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công của Italy từ mức A+/A-1+ xuống mức A/A-1 của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P).
Tuy nhiên, giới đầu tư đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp của FED với hy vọng một gói kích thích tài chính mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang suy yếu.
Capital Economics nhận định rằng: "Với sự yếu kém của các dữ liệu kinh tế Mỹ, gần như chắc chắn là FED sẽ đưa ra các biện pháp giải cứu, song cụ thể những biện pháp này là gì thì vẫn chưa rõ ràng."
Trong phiên giao dịch đêm trước (20/9) tại Mỹ, giá dầu lấy lại đà tăng sau khi sụt giảm mạnh mẽ vào phiên hôm trước, do giới đầu tư tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tìm được hướng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực này, đồng thời hy vọng cuộc họp bàn về chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong hai ngày 20-21/9 sẽ mang lại kết quả tích cực.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 1,19 USD, lên 86,89 USD/thùng, trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,40 USD, lên 110,54 USD/thùng.
Mặc dù châu Âu vẫn còn căng thẳng do tình trạng nợ công của Hy Lạp và quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công đối với Italy của S&P, nhưng tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư vẫn tiếp tục gia tăng, nhân tố đẩy giá dầu đảo chiều đi lên. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới cũng bị chi phối bởi cuộc họp của Ủy Ban thị trường mở Liên bang, thuộc FED, dự kiến kết thúc vào ngày 21/9.
Tuy nhiên, thị trường dầu thế giới hầu như không bị ảnh hưởng bởi thông tin về vụ nổ tại mỏ dầu Rumaila lớn nhất của Iraq vào ngày 20/9, làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu thô tại nước này./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)