Trong phiên giao dịch ngày 25/6 tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đi lên sau khi xuất hiện các thông tin tích cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, dấy lên hy vọng về khả năng phục hồi nhanh chóng của nước này.
Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu vẫn còn khiêm tốn khi thị trường đang thận trọng chờ đợi báo cáo hàng tuần về nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày 26/6.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 tăng 14 xu, lên 95,32 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến 10 xu, đóng cửa ở mức 101,26 USD/thùng.
Giữa lúc cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khép lại vẫn để lại cho giới đầu tư nhiều ngổn ngang về bước đi tiếp theo của thể chế tài chính này, khiến các thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo, thì một loạt các số liệu tích cực mới đây từ kinh tế Mỹ đã giúp thị trường năng lượng khởi sắc.
Theo báo cáo từ Chính phủ Mỹ, lượng đơn đặt hàng lâu bền của nước này trong tháng 5/2013 đã tăng 3,6%; lĩnh vực nhà đất của Mỹ cũng phục hồi ấn tượng khi doanh số bán nhà mới trong tháng Năm vừa qua đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008. Trong khi đó, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6/2013 cũng vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua là 81,4.
Tuy nhiên, tâm lý thận trọng trước khi Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) công bố báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu thô của nước này, cũng như đồng USD mạnh lên đã tạo áp lực lên giá dầu và khiến đã tăng bị hạn chế.
Tới đầu phiên giao dịch ngày 26/6 tại thị trường châu Á, giá dầu lại quay đầu giảm, khi giới đầu tư chờ đợi báo cáo về dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố nhằm định hướng về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Mở cửa phiên này, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm 32 xu, xuống 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 20 xu, xuống còn 102,06 USD/thùng.
Theo khảo sát của Dow Jones Newswires, báo cáo của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ có thể cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc vào ngày 21/6).
Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu vẫn còn khiêm tốn khi thị trường đang thận trọng chờ đợi báo cáo hàng tuần về nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày 26/6.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 tăng 14 xu, lên 95,32 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến 10 xu, đóng cửa ở mức 101,26 USD/thùng.
Giữa lúc cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khép lại vẫn để lại cho giới đầu tư nhiều ngổn ngang về bước đi tiếp theo của thể chế tài chính này, khiến các thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo, thì một loạt các số liệu tích cực mới đây từ kinh tế Mỹ đã giúp thị trường năng lượng khởi sắc.
Theo báo cáo từ Chính phủ Mỹ, lượng đơn đặt hàng lâu bền của nước này trong tháng 5/2013 đã tăng 3,6%; lĩnh vực nhà đất của Mỹ cũng phục hồi ấn tượng khi doanh số bán nhà mới trong tháng Năm vừa qua đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008. Trong khi đó, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6/2013 cũng vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua là 81,4.
Tuy nhiên, tâm lý thận trọng trước khi Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) công bố báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu thô của nước này, cũng như đồng USD mạnh lên đã tạo áp lực lên giá dầu và khiến đã tăng bị hạn chế.
Tới đầu phiên giao dịch ngày 26/6 tại thị trường châu Á, giá dầu lại quay đầu giảm, khi giới đầu tư chờ đợi báo cáo về dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố nhằm định hướng về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Mở cửa phiên này, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm 32 xu, xuống 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 20 xu, xuống còn 102,06 USD/thùng.
Theo khảo sát của Dow Jones Newswires, báo cáo của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ có thể cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc vào ngày 21/6).
Minh Trang (TTXVN)