Sau khi tăng lên mức cao nhất trong hai tháng trở lại đây trong phiên hôm trước (19/7) trên các thị trường châu Âu và Mỹ, giá dầu đã quay đầu thoái lui trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/7, trong bối cảnh các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau một tuần dầu mỏ gần như đã liên tục tăng giá nhờ những căng thẳng tại khu vực Trung Đông và hy vọng vào khả năng Mỹ tung ra gói kích thích kinh tế.
Vào sáng 20/7, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Tám để mất 53 xu xuống còn 92,13 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín cũng giảm 38 xu về 107,42 USD/thùng.
Sang đến phiên chiều, đà giảm có phần mạnh hơn khi giá dầu ngọt nhẹ để mất 56 xu xuống 92,10 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng để mất 45 xu về 107,35 USD/thùng.
Tính chung trong cả tuần, giá dầu hầu như đã tăng trong phần lớn các phiên giao dịch, khi được hậu thuẫn bởi những động lực đẩy giá đi lên như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tái khẳng định sẽ có các hành động can thiệp cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng, tiếp đến là những căng thẳng gia tăng tại hai quốc gia sản xuất dầu thô lớn ở Trung Đông là Syria và Iran.
Phiên trước (19/7), những lo ngại về căng thẳng địa chính trị tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông, theo đó, bạo lực gia tăng tại Syria và việc Trung Quốc cùng Nga phản đối các giải pháp giải quyết xung đột tại Syria của Liên hợp quốc, đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Đóng cửa phiên này tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Tám tăng mạnh 2,79 USD lên 92,66 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 17/5, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín cũng "nhảy" 2,64 USD lên 107,80 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 22/5./.
Vào sáng 20/7, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Tám để mất 53 xu xuống còn 92,13 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín cũng giảm 38 xu về 107,42 USD/thùng.
Sang đến phiên chiều, đà giảm có phần mạnh hơn khi giá dầu ngọt nhẹ để mất 56 xu xuống 92,10 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng để mất 45 xu về 107,35 USD/thùng.
Tính chung trong cả tuần, giá dầu hầu như đã tăng trong phần lớn các phiên giao dịch, khi được hậu thuẫn bởi những động lực đẩy giá đi lên như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tái khẳng định sẽ có các hành động can thiệp cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng, tiếp đến là những căng thẳng gia tăng tại hai quốc gia sản xuất dầu thô lớn ở Trung Đông là Syria và Iran.
Phiên trước (19/7), những lo ngại về căng thẳng địa chính trị tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông, theo đó, bạo lực gia tăng tại Syria và việc Trung Quốc cùng Nga phản đối các giải pháp giải quyết xung đột tại Syria của Liên hợp quốc, đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Đóng cửa phiên này tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Tám tăng mạnh 2,79 USD lên 92,66 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 17/5, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín cũng "nhảy" 2,64 USD lên 107,80 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 22/5./.
Thùy Chi (TTXVN)