Giá dầu thô ngày 2/7 trên thị trường thế giới đã giảm mạnh docác chỉ số về sản xuất toàn cầu sụt giảm.
Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng Tám giảm 1,21 USD xuống còn 83,75 USD/thùng tại New York, trong khi tại London, dầu thô Brent giao cùng tháng cũng giảm xuống còn 97 USD/thùng.
Theo Viện quản trị cung ứng của Mỹ, chỉ số sản xuất hàng thángcủa các nhà máy ở nước này đã giảm mạnh xuống 49,7 điểm trong tháng Sáu,từ 53,5 điểm của tháng trước đó.
Điều này đánh dấu sự sụt giảm sản xuất ởMỹ lần đầu tiên kể từ tháng 7/2009. Thêm vào đó, chỉ số về đơn đặt hàngcũng giảm 12,3 điểm trong tháng Sáu xuống 47,8 điểm, cũng là một sự sụtgiảm đầu tiên trong hơn ba năm qua.
Sản xuất trong khu vựcđồng euro cũng suy giảm trong tháng Sáu, trong khi hoạt động này tại TrungQuốc trong tháng Sáu đã giảm trong tám tháng liên tiếp do các đơn đặt hàngxuất khẩu có mức giảm lớn nhất từ tháng 12/2011.
Trong khiđó, giá dầu trung bình tuần của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ(OPEC) tuần trước đã giảm xuống còn 90,77 USD/thùng, đạt mức thấp nhấtkể từ tuần cuối cùng của năm 2010.
Như vậy giá dầu trung bình tuần củaOPEC đã giảm chín tuần liên tiếp.
Trong hai tháng qua, giá dầu trung bìnhhàng tuần của OPEC đã giảm 22%, tức 24,93 USD.
Các nhà phântích cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng nợcủa châu Âu đang trở nên tồi tệ, hồi phục kinh tế của Mỹ vẫn mong manhcũng như đà tăng trưởng chậm của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốcvà Ấn Độ, làm giảm lòng tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, trong tương lai gần, giá dầu thế giới vẫn khó có khả năng phục hồi ./.
Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng Tám giảm 1,21 USD xuống còn 83,75 USD/thùng tại New York, trong khi tại London, dầu thô Brent giao cùng tháng cũng giảm xuống còn 97 USD/thùng.
Theo Viện quản trị cung ứng của Mỹ, chỉ số sản xuất hàng thángcủa các nhà máy ở nước này đã giảm mạnh xuống 49,7 điểm trong tháng Sáu,từ 53,5 điểm của tháng trước đó.
Điều này đánh dấu sự sụt giảm sản xuất ởMỹ lần đầu tiên kể từ tháng 7/2009. Thêm vào đó, chỉ số về đơn đặt hàngcũng giảm 12,3 điểm trong tháng Sáu xuống 47,8 điểm, cũng là một sự sụtgiảm đầu tiên trong hơn ba năm qua.
Sản xuất trong khu vựcđồng euro cũng suy giảm trong tháng Sáu, trong khi hoạt động này tại TrungQuốc trong tháng Sáu đã giảm trong tám tháng liên tiếp do các đơn đặt hàngxuất khẩu có mức giảm lớn nhất từ tháng 12/2011.
Trong khiđó, giá dầu trung bình tuần của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ(OPEC) tuần trước đã giảm xuống còn 90,77 USD/thùng, đạt mức thấp nhấtkể từ tuần cuối cùng của năm 2010.
Như vậy giá dầu trung bình tuần củaOPEC đã giảm chín tuần liên tiếp.
Trong hai tháng qua, giá dầu trung bìnhhàng tuần của OPEC đã giảm 22%, tức 24,93 USD.
Các nhà phântích cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng nợcủa châu Âu đang trở nên tồi tệ, hồi phục kinh tế của Mỹ vẫn mong manhcũng như đà tăng trưởng chậm của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốcvà Ấn Độ, làm giảm lòng tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, trong tương lai gần, giá dầu thế giới vẫn khó có khả năng phục hồi ./.
(TTXVN)