Tại thị trường Mỹ và châu Âu phiên 1/6 và thị trường châu Á phiên 2/6, giá dầu chịu sức ép đi xuống, sau khi một loạt số liệu ảm đạm về kinh tế châu Âu và Trung Quốc dấy lên những lo ngại về nhu cầu năng lượng.
Cuối phiên 1/6 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 giảm 1,39 USD so với phiên cuối tuần trước xuống 72,58 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 1,94 USD/thùng xuống 72,71 USD/thùng.
Sang ngày 2/6 tại châu Á, tâm lý đầu tư tiếp tục chịu tác động từ những lo ngại dai dẳng về kinh tế Eurozone.
Trên Sàn giao dịch Điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 nhích 10 xu lên 72,68 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 11 xu xuống 72,60 USD/thùng.
Tuần trước, giá dầu tại New York đã phục hồi từ các mức thấp dưới 70 USD/thùng lên khoảng 75 USD/thùng. Nhưng trở lại sau khi nghỉ giao dịch vào ngày 31/5 để kỷ niệm Ngày Tưởng niệm các tử sĩ, thị trường chịu sự chi phối từ những số liệu kinh tế ảm đạm tại Eurozone và Trung Quốc.
Tại khu vực 16 nước chia sẻ đồng tiền chung euro, tỷ lệ thất nghiệp tháng 4/2010 đã leo lên mức kỷ lục 10,1%, từ mức 10% tháng trước, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 5/2010 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers hồi tháng 9/2008.
Còn tại Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, khu vực chế tạo cũng tăng trưởng chậm lại trong tháng Năm vừa qua, khi các biện pháp của chính phủ Bắc Kinh nhằm ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng bắt đầu có tác động.
Sự giảm sút trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã gây hoang mang cho thị trường dầu mỏ, vốn đang dựa vào cường quốc châu Á này như là một động lực tăng trưởng hàng đầu trong nhu cầu năng lượng toàn cầu, giữa lúc đà phục hồi từ suy thoái vẫn còn yếu.
Ông Bart Melek, thuộc Công ty BMO Capital Markets, cho rằng Trung Quốc chính là nhân tố đứng đằng sau sự giảm giá trên thị trường dầu mỏ phiên này.
Bên cạnh đó, việc đồng euro rơi xuống mức thấp trong bốn năm so với đồng USD, khi chỉ đổi được chưa tới 1,21 USD, cũng làm giảm nhu cầu dầu mỏ tính bằng đồng bạc xanh./.
Cuối phiên 1/6 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 giảm 1,39 USD so với phiên cuối tuần trước xuống 72,58 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 1,94 USD/thùng xuống 72,71 USD/thùng.
Sang ngày 2/6 tại châu Á, tâm lý đầu tư tiếp tục chịu tác động từ những lo ngại dai dẳng về kinh tế Eurozone.
Trên Sàn giao dịch Điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 nhích 10 xu lên 72,68 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 11 xu xuống 72,60 USD/thùng.
Tuần trước, giá dầu tại New York đã phục hồi từ các mức thấp dưới 70 USD/thùng lên khoảng 75 USD/thùng. Nhưng trở lại sau khi nghỉ giao dịch vào ngày 31/5 để kỷ niệm Ngày Tưởng niệm các tử sĩ, thị trường chịu sự chi phối từ những số liệu kinh tế ảm đạm tại Eurozone và Trung Quốc.
Tại khu vực 16 nước chia sẻ đồng tiền chung euro, tỷ lệ thất nghiệp tháng 4/2010 đã leo lên mức kỷ lục 10,1%, từ mức 10% tháng trước, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 5/2010 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers hồi tháng 9/2008.
Còn tại Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, khu vực chế tạo cũng tăng trưởng chậm lại trong tháng Năm vừa qua, khi các biện pháp của chính phủ Bắc Kinh nhằm ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng bắt đầu có tác động.
Sự giảm sút trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã gây hoang mang cho thị trường dầu mỏ, vốn đang dựa vào cường quốc châu Á này như là một động lực tăng trưởng hàng đầu trong nhu cầu năng lượng toàn cầu, giữa lúc đà phục hồi từ suy thoái vẫn còn yếu.
Ông Bart Melek, thuộc Công ty BMO Capital Markets, cho rằng Trung Quốc chính là nhân tố đứng đằng sau sự giảm giá trên thị trường dầu mỏ phiên này.
Bên cạnh đó, việc đồng euro rơi xuống mức thấp trong bốn năm so với đồng USD, khi chỉ đổi được chưa tới 1,21 USD, cũng làm giảm nhu cầu dầu mỏ tính bằng đồng bạc xanh./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)