Trong phiên giao dịch ngày 6/6, giá dầu thế giới tiếp tục đà đi xuống giữa lúc dấy lên những lo ngại về sự phục hồi yếu kém của kinh tế toàn cầu và những đồn đoán về khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) sẽ quyết định nâng hạn ngạch sản lượng sau cuộc họp ngày 8/6 tại Vienna (Áo).
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 giảm 1,21 USD, xuống còn 99,01 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng cũng giảm 1,36 USD, đứng ở mức 114,48 USD/thùng.
Nhà phân tích Rich Ilczyszyn, thuộc công ty môi giới Lind-Waldock nhận xét: "Thị trường dầu mỏ thế giới rất dễ chịu tác động từ các thị trường khác."
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Phố Wall đang "đỏ sàn" trong tuần thứ 5 liên tiếp, thị trường dầu mỏ vẫn được coi là "có giá" khi vẫn vững ở ngưỡng 100 USD/thùng.
Trước cuộc họp của 12 quốc gia thành viên OPEC tại Vienna, hầu hết các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng OPEC sẽ quyết định giữ nguyên chứ không tăng sản lượng dầu mỏ, bất chấp việc giá dầu thô có xu hướng tăng cao trong thời gian qua, do tình trạng bất ổn chính trị tại thế giới Arập, đặc biệt là ở Libya.
Trong phiên giao dịch chiều ngày 7/6, thị trường dầu mỏ châu Á cũng không chứng kiến sự khác biệt so với phiên giao dịch trước đó, khi giá "vàng đen" tiếp tục "lao dốc."
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lần lượt giảm 54 xu và 60 xu, xuống còn 98,47 USD/thùng và 113,88 USD/thùng.
Chuyên gia về hàng hóa thuộc Công ty Phillip Futures, Ker Chung Yang cho biết mọi sự tập trung đang đổ dồn vào cuộc họp lần thứ 159 của OPEC, trong bối cảnh có nhiều quốc gia, bao gồm Arập Xêút, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang đề nghị OPEC nâng hạn ngạch sản lượng dầu mỏ và kiềm chế sự tăng giá dầu.
Trong khi đó, chỉ có Iran, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và Venezuela kêu gọi không tăng sản lượng dầu mỏ, với mong muốn đẩy giá dầu lên mức cao hơn./.
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 giảm 1,21 USD, xuống còn 99,01 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng cũng giảm 1,36 USD, đứng ở mức 114,48 USD/thùng.
Nhà phân tích Rich Ilczyszyn, thuộc công ty môi giới Lind-Waldock nhận xét: "Thị trường dầu mỏ thế giới rất dễ chịu tác động từ các thị trường khác."
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Phố Wall đang "đỏ sàn" trong tuần thứ 5 liên tiếp, thị trường dầu mỏ vẫn được coi là "có giá" khi vẫn vững ở ngưỡng 100 USD/thùng.
Trước cuộc họp của 12 quốc gia thành viên OPEC tại Vienna, hầu hết các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng OPEC sẽ quyết định giữ nguyên chứ không tăng sản lượng dầu mỏ, bất chấp việc giá dầu thô có xu hướng tăng cao trong thời gian qua, do tình trạng bất ổn chính trị tại thế giới Arập, đặc biệt là ở Libya.
Trong phiên giao dịch chiều ngày 7/6, thị trường dầu mỏ châu Á cũng không chứng kiến sự khác biệt so với phiên giao dịch trước đó, khi giá "vàng đen" tiếp tục "lao dốc."
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lần lượt giảm 54 xu và 60 xu, xuống còn 98,47 USD/thùng và 113,88 USD/thùng.
Chuyên gia về hàng hóa thuộc Công ty Phillip Futures, Ker Chung Yang cho biết mọi sự tập trung đang đổ dồn vào cuộc họp lần thứ 159 của OPEC, trong bối cảnh có nhiều quốc gia, bao gồm Arập Xêút, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang đề nghị OPEC nâng hạn ngạch sản lượng dầu mỏ và kiềm chế sự tăng giá dầu.
Trong khi đó, chỉ có Iran, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và Venezuela kêu gọi không tăng sản lượng dầu mỏ, với mong muốn đẩy giá dầu lên mức cao hơn./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)