Trong phiên giao dịch ngày 12/12 tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đi lên sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2012 với quyết định mở rộng chương trình thu mua trái phiếu nhằm kích thích tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thông tin này đã khiến tỷ giá của đồng USD bất ngờ sụt giảm và tạo đà tăng cho thị trường năng lượng.
Ngoài ra, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố sẽ giữ sản lượng khai thác dầu của khối này ở mức 30 triệu thùng/ngày cũng là nhân tố đấy giá dầu tăng cao, do những lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung đã bắt đầu “nóng” trở lại.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 1/2013 tăng 98 xu, lên mức 86,77 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 1,49 USD đóng cửa ở mức 109,50 USD/thùng.
Ngay từ đầu phiên, thị trường dầu mỏ đã đồng loạt khởi sắc, theo chân diễn biến tích cực từ phiên trước, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố báo cáo hàng tuần về nguồn cung dầu cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần trước (kết thúc ngày 7/12) đã tăng ngoài dự kiến thêm 843.000 thùng, ngược với dự báo giảm 2,5 triệu thùng của giới phân tích.
Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ khiến nhiều người lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nước này, giữa bối cảnh kinh tế còn khá bất ổn. Tuy nhiên, kết quả cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua (11 và 12/12) của FED đã phần nào trấn an tâm lý của giới đầu tư, khi thể chế tài chính này quyết định tung ra kế hoạch kích thích tăng trưởng mới.
Theo công bố, hàng tháng FED sẽ mua vào 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn như chương trình hoán đổi trái phiếu (Operation Twist) hiện nay, nhưng không bán ra trái phiếu ngắn hạn. Động thái này đã làm chỉ số của đồng USD, thước đo giá trị “đồng bạc xanh” với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã giảm xuống còn 79,824 điểm, cao hơn mức giao dịch thấp nhất trong ngày là 79,711 điểm, nhưng thấp hơn so với mức 80,061 điểm cuối phiên trước, qua đó đẩy giá dầu đi lên.
Bên cạnh đó, việc OPEC giữ nguyên sản lượng ở mức 30 triệu thùng dầu mỗi ngày như hiện nay sau cuộc họp cuối ngày hôm qua tại Vienna (Áo) cũng góp phần hỗ trợ đà tăng giá dầu. Theo tổ chức này, mặc dù nhu cầu dầu thô thế giới được dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm 2013, đạt khoảng 29,7 triệu thùng/ngày, nhưng điều này có thể được bù đắp bởi việc tăng sản luợng của các nước không thuộc OPEC.
Tuy nhiên, sang phiên 13/12 tại thị trường châu Á, giá dầu lại đảo chiều đi xuống sau khi cuộc họp mới nhất của OPEC kết thúc với lời cảnh báo rằng tình trạng dư cung dầu có thể sẽ mang lại một triển vọng kém ổn định cho kinh tế toàn cầu.
Tính tới cuối buổi chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 1/2013 giảm 14 xu, xuống còn 86,63 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 24 xu, xuống 109,26 USD/thùng./.
Thông tin này đã khiến tỷ giá của đồng USD bất ngờ sụt giảm và tạo đà tăng cho thị trường năng lượng.
Ngoài ra, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố sẽ giữ sản lượng khai thác dầu của khối này ở mức 30 triệu thùng/ngày cũng là nhân tố đấy giá dầu tăng cao, do những lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung đã bắt đầu “nóng” trở lại.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 1/2013 tăng 98 xu, lên mức 86,77 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 1,49 USD đóng cửa ở mức 109,50 USD/thùng.
Ngay từ đầu phiên, thị trường dầu mỏ đã đồng loạt khởi sắc, theo chân diễn biến tích cực từ phiên trước, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố báo cáo hàng tuần về nguồn cung dầu cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần trước (kết thúc ngày 7/12) đã tăng ngoài dự kiến thêm 843.000 thùng, ngược với dự báo giảm 2,5 triệu thùng của giới phân tích.
Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ khiến nhiều người lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nước này, giữa bối cảnh kinh tế còn khá bất ổn. Tuy nhiên, kết quả cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua (11 và 12/12) của FED đã phần nào trấn an tâm lý của giới đầu tư, khi thể chế tài chính này quyết định tung ra kế hoạch kích thích tăng trưởng mới.
Theo công bố, hàng tháng FED sẽ mua vào 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn như chương trình hoán đổi trái phiếu (Operation Twist) hiện nay, nhưng không bán ra trái phiếu ngắn hạn. Động thái này đã làm chỉ số của đồng USD, thước đo giá trị “đồng bạc xanh” với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã giảm xuống còn 79,824 điểm, cao hơn mức giao dịch thấp nhất trong ngày là 79,711 điểm, nhưng thấp hơn so với mức 80,061 điểm cuối phiên trước, qua đó đẩy giá dầu đi lên.
Bên cạnh đó, việc OPEC giữ nguyên sản lượng ở mức 30 triệu thùng dầu mỗi ngày như hiện nay sau cuộc họp cuối ngày hôm qua tại Vienna (Áo) cũng góp phần hỗ trợ đà tăng giá dầu. Theo tổ chức này, mặc dù nhu cầu dầu thô thế giới được dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm 2013, đạt khoảng 29,7 triệu thùng/ngày, nhưng điều này có thể được bù đắp bởi việc tăng sản luợng của các nước không thuộc OPEC.
Tuy nhiên, sang phiên 13/12 tại thị trường châu Á, giá dầu lại đảo chiều đi xuống sau khi cuộc họp mới nhất của OPEC kết thúc với lời cảnh báo rằng tình trạng dư cung dầu có thể sẽ mang lại một triển vọng kém ổn định cho kinh tế toàn cầu.
Tính tới cuối buổi chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 1/2013 giảm 14 xu, xuống còn 86,63 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 24 xu, xuống 109,26 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN)