Sau khi tăng trong phiên trước (24/1) trên các thị trường châu Âu và Mỹ nhờ những số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, giá dầu vào sáng 25/1 trên thị trường châu Á đã quay đầu giảm, chủ yếu do nhà đầu tư tạm thời "nghỉ ngơi" để nghe ngóng tình hình cho những hoạt động mua bán tiếp theo.
Vào sáng 25/1 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 3/2013 đảo chiều giảm 7 xu xuống 95,88 USD/thùng, trong khi giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng để mất 15 xu xuống 113,13 USD/thùng.
Phiên trước 24/1, giá dầu tăng mạnh nhờ số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo báo cáo công bố ngày 24/1 của Bộ Lao động Mỹ, lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi Bộ Thương mại nước này cùng ngày cũng cho biết lượng nhà xây mới trong tháng 12/2012 đã hồi phục mạnh.
Ngoài ra, yếu tố hỗ trợ cho giá dầu trong phiên này còn do những lo ngại của thị trường về một cuộc khủng hoảng tại quốc gia sản xuất dầu mỏ Algeria, sau khi một mỏ khí đốt ở nước này bị phiến quân Hồi giáo tấn công hôm 16/1.
Mỏ khí đốt này nằm cạnh biên giới Libya, đặt dưới sự điều hành chung của tập đoàn dầu mỏ Anh BP, công ty Statoil (Na Uy) và tập đoàn năng lượng Algeria Sonatrach.
Thông tin về vụ tấn công trên khiến nhà đầu tư trở nên lo ngại về những rủi ro địa chính trị có thể tác động tới nguồn cung dầu.
Đóng cửa phiên 24/1, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 3/2013 tăng 72 xu lên 95,95 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 48 xu lên 113,28 USD/thùng.
Tại Mỹ, số người thất nghiệp mới trong tuần trước tiếp tục giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Tại Trung Quốc, số liệu sơ bộ của ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của khu vực chế tạo nước này trong tháng Một đã tăng lên mức 51,9 - cao nhất trong 24 tháng qua và cao hơn mức 51,5 của tháng 12/2012. Con số này củng cố thêm niềm tin rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở lại đường ray tăng trưởng ổn định sau một thời gian tăng trưởng chậm lại.
Còn tại châu Âu, số liệu thống kê ban đầu cho biết chỉ số PMI tháng 1/2013 của khu vực đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng qua.
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái (từ 10/12/2012) đến nay, giá dầu đã tăng được hơn 12%./.
Vào sáng 25/1 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 3/2013 đảo chiều giảm 7 xu xuống 95,88 USD/thùng, trong khi giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng để mất 15 xu xuống 113,13 USD/thùng.
Phiên trước 24/1, giá dầu tăng mạnh nhờ số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo báo cáo công bố ngày 24/1 của Bộ Lao động Mỹ, lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi Bộ Thương mại nước này cùng ngày cũng cho biết lượng nhà xây mới trong tháng 12/2012 đã hồi phục mạnh.
Ngoài ra, yếu tố hỗ trợ cho giá dầu trong phiên này còn do những lo ngại của thị trường về một cuộc khủng hoảng tại quốc gia sản xuất dầu mỏ Algeria, sau khi một mỏ khí đốt ở nước này bị phiến quân Hồi giáo tấn công hôm 16/1.
Mỏ khí đốt này nằm cạnh biên giới Libya, đặt dưới sự điều hành chung của tập đoàn dầu mỏ Anh BP, công ty Statoil (Na Uy) và tập đoàn năng lượng Algeria Sonatrach.
Thông tin về vụ tấn công trên khiến nhà đầu tư trở nên lo ngại về những rủi ro địa chính trị có thể tác động tới nguồn cung dầu.
Đóng cửa phiên 24/1, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 3/2013 tăng 72 xu lên 95,95 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 48 xu lên 113,28 USD/thùng.
Tại Mỹ, số người thất nghiệp mới trong tuần trước tiếp tục giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Tại Trung Quốc, số liệu sơ bộ của ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của khu vực chế tạo nước này trong tháng Một đã tăng lên mức 51,9 - cao nhất trong 24 tháng qua và cao hơn mức 51,5 của tháng 12/2012. Con số này củng cố thêm niềm tin rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở lại đường ray tăng trưởng ổn định sau một thời gian tăng trưởng chậm lại.
Còn tại châu Âu, số liệu thống kê ban đầu cho biết chỉ số PMI tháng 1/2013 của khu vực đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng qua.
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái (từ 10/12/2012) đến nay, giá dầu đã tăng được hơn 12%./.
Thùy Chi (TTXVN)