Giá dầu đi xuống chiều 17/7 tại châu Á, ngược với đà tăng lúc đầu phiên khi thị trường năng lượng được tiếp sức bởi niềm hy vọng kích thích kinh tế từ Trung Quốc và sự căng thẳng tại Vịnh Dubai.
Chiều cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tới giảm 17 xu xuống 88,26 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín năm nay cũng giảm 20 xu xuống 103,17 USD/thùng.
Theo ông Victor Shum, nhà phân tích hàng đầu thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz tại Singapore, thị trường dầu thô chỉ tạm thời lắng xuống sau đà tăng kéo dài từ đêm trước tại Mỹ, châu Âu sang sáng 17/7 tại châu Á. Giá dầu không giảm nhiều vì không có điều kiện thực sự nào trên thị trường năng lượng đẩy mặt hàng này xuống giá và đơn giản đây chỉ là sự điều chỉnh mang tính chất nhất thời trước khi giới đầu tư tăng cường mua dầu trở lại.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Phillip Futures nhận định số liệu tăng trưởng yếu đi của Trung Quốc đang làm gia tăng hy vọng về khả năng chính phủ nước này sẽ có biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và điều này đã hỗ trợ giá dầu lúc đầu phiên.
Theo số liệu chính thức mới được công bố, trong quý 2 năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong hơn ba năm qua, khiến giới kinh doanh hết sức thất vọng, cho dù con số này đã được giới phân tích đoán trước.
Chốt phiên đêm trước tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tới tăng 1,33 USD lên 88,43 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ đứng ở mức 103,55 USD (tăng 1,15 USD).
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu trong phiên này được sự hậu thuẫn của hai nhân tố: đồng euro mạnh lên (tăng 0,24% so với phiên 13/7) và báo cáo cho hay Hải quân Mỹ đã bắn vào một tàu nhỏ ở Vịnh Dubai. Giá dầu vẫn duy trì được đà tăng mặc dù các quan chức của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) cho biết đây là thuyền đánh cá của Ấn Độ.
"Sự cố" ở Vịnh Dubai xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Iran và phương Tây vẫn căng thẳng (liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran). Mới đây, cả Arập Xêút và UAE đều mở các đường ống dẫn dầu không đi qua eo biển Hormuz, giúp giảm bớt các mối quan ngại về khả năng Iran sẽ sử dụng eo biển này như một "con tin" trên bàn đàm phán với phương Tây./.
Chiều cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tới giảm 17 xu xuống 88,26 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Chín năm nay cũng giảm 20 xu xuống 103,17 USD/thùng.
Theo ông Victor Shum, nhà phân tích hàng đầu thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz tại Singapore, thị trường dầu thô chỉ tạm thời lắng xuống sau đà tăng kéo dài từ đêm trước tại Mỹ, châu Âu sang sáng 17/7 tại châu Á. Giá dầu không giảm nhiều vì không có điều kiện thực sự nào trên thị trường năng lượng đẩy mặt hàng này xuống giá và đơn giản đây chỉ là sự điều chỉnh mang tính chất nhất thời trước khi giới đầu tư tăng cường mua dầu trở lại.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Phillip Futures nhận định số liệu tăng trưởng yếu đi của Trung Quốc đang làm gia tăng hy vọng về khả năng chính phủ nước này sẽ có biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và điều này đã hỗ trợ giá dầu lúc đầu phiên.
Theo số liệu chính thức mới được công bố, trong quý 2 năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong hơn ba năm qua, khiến giới kinh doanh hết sức thất vọng, cho dù con số này đã được giới phân tích đoán trước.
Chốt phiên đêm trước tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tới tăng 1,33 USD lên 88,43 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ đứng ở mức 103,55 USD (tăng 1,15 USD).
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu trong phiên này được sự hậu thuẫn của hai nhân tố: đồng euro mạnh lên (tăng 0,24% so với phiên 13/7) và báo cáo cho hay Hải quân Mỹ đã bắn vào một tàu nhỏ ở Vịnh Dubai. Giá dầu vẫn duy trì được đà tăng mặc dù các quan chức của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) cho biết đây là thuyền đánh cá của Ấn Độ.
"Sự cố" ở Vịnh Dubai xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Iran và phương Tây vẫn căng thẳng (liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran). Mới đây, cả Arập Xêút và UAE đều mở các đường ống dẫn dầu không đi qua eo biển Hormuz, giúp giảm bớt các mối quan ngại về khả năng Iran sẽ sử dụng eo biển này như một "con tin" trên bàn đàm phán với phương Tây./.
Trang Nhung (TTXVN)