Giá dầu thế giới chia rẽ mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần này, do giới kinh doanh tỏ ra lúng túng trước hai thông tin, một là triển vọng tăng sản lượng dầu của Arập Xêút, hai là tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nigeria.
Kết thúc phiên 13/6 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng Bảy giảm 1,99 USD xuống 97,30 USD/thùng.
Ngược lại, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London lại tăng 32 xu lên 119,10 USD/thùng, khiến giá hai loại dầu này chênh nhau kỷ lục, gần 22 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Matt Smith thuộc Công ty Summit Energy, dầu WTI giảm giá là do những số liệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ, cùng việc bảo dưỡng đường ống Keystone chuyển dầu từ Canada tới Mỹ.
Thêm vào đó, khả năng Arập Xêút sẽ bơm thêm dầu sau khi họ không kêu gọi được Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nâng hạn ngạch sản lượng.
Tuần trước, Riyadh đã thúc giục OPEC tăng sản lượng vì lo ngại giá dầu cao làm chậm đà hồi phục của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, lời kêu gọi này bị Iran và các nước đồng minh của Iran khước từ.
Chuyên gia Phil Flynn thuộc PFG Best Research nói rằng, các báo cáo cho thấy Arập Xêút hoàn toàn nhất trí tăng sản lượng dầu khai thác lên 10 triệu thùng/ngày và thông tin này giúp giảm bớt áp lực lên giá dầu thế giới.
Hạn ngạch chính thức mà OPEC dành cho Arập Xêút hiện là 8,05 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nước này đang sản xuất khoảng 8,8 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, căng thẳng về nguồn cung tại châu Phi và Trung Đông lại đẩy giá dầu Brent lên cao, với thông tin cung dầu của Nigeria, nước sản xuất dầu mỏ nhiều thứ tám thế giới, lại trục trặc.
Giá dầu tiếp tục biến động thất thường trong phiên 14/6 tại thị trường châu Á, do giới kinh doanh phân vân về khả năng mua vào hay bán ra, sau khi Hy Lạp bị hạ xếp hạng tín dụng và thống kê chính thức cho thấy lạm phát của Trung Quốc liên tục tăng.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Bảy lại giảm 10 xu xuống 97,20 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 27 xu lên 119,37 USD/thùng, tiếp tục nới rộng khoảng cách về giá giữa hai loại dầu này.
Trước đó, hãng đánh giá tín dụng Standard & Poor's (S&P) của Mỹ đã đánh tụt xếp hạng tín dụng của Hy Lạp thêm ba bậc xuống CCC, qua đó làm tăng nguy cơ nền kinh tế thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Ngày 14/6, Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm của quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới này đã leo lên gần mức cao nhất trong ba năm qua, với 5,5%, bất chấp nỗ lực kiềm chế giá lương thực và bất động sản của chính phủ. Số liệu này làm tăng khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trong những ngày tới - động thái gây sức ép làm giảm giá dầu./.
Kết thúc phiên 13/6 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng Bảy giảm 1,99 USD xuống 97,30 USD/thùng.
Ngược lại, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London lại tăng 32 xu lên 119,10 USD/thùng, khiến giá hai loại dầu này chênh nhau kỷ lục, gần 22 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Matt Smith thuộc Công ty Summit Energy, dầu WTI giảm giá là do những số liệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ, cùng việc bảo dưỡng đường ống Keystone chuyển dầu từ Canada tới Mỹ.
Thêm vào đó, khả năng Arập Xêút sẽ bơm thêm dầu sau khi họ không kêu gọi được Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nâng hạn ngạch sản lượng.
Tuần trước, Riyadh đã thúc giục OPEC tăng sản lượng vì lo ngại giá dầu cao làm chậm đà hồi phục của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, lời kêu gọi này bị Iran và các nước đồng minh của Iran khước từ.
Chuyên gia Phil Flynn thuộc PFG Best Research nói rằng, các báo cáo cho thấy Arập Xêút hoàn toàn nhất trí tăng sản lượng dầu khai thác lên 10 triệu thùng/ngày và thông tin này giúp giảm bớt áp lực lên giá dầu thế giới.
Hạn ngạch chính thức mà OPEC dành cho Arập Xêút hiện là 8,05 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nước này đang sản xuất khoảng 8,8 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, căng thẳng về nguồn cung tại châu Phi và Trung Đông lại đẩy giá dầu Brent lên cao, với thông tin cung dầu của Nigeria, nước sản xuất dầu mỏ nhiều thứ tám thế giới, lại trục trặc.
Giá dầu tiếp tục biến động thất thường trong phiên 14/6 tại thị trường châu Á, do giới kinh doanh phân vân về khả năng mua vào hay bán ra, sau khi Hy Lạp bị hạ xếp hạng tín dụng và thống kê chính thức cho thấy lạm phát của Trung Quốc liên tục tăng.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Bảy lại giảm 10 xu xuống 97,20 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 27 xu lên 119,37 USD/thùng, tiếp tục nới rộng khoảng cách về giá giữa hai loại dầu này.
Trước đó, hãng đánh giá tín dụng Standard & Poor's (S&P) của Mỹ đã đánh tụt xếp hạng tín dụng của Hy Lạp thêm ba bậc xuống CCC, qua đó làm tăng nguy cơ nền kinh tế thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Ngày 14/6, Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm của quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới này đã leo lên gần mức cao nhất trong ba năm qua, với 5,5%, bất chấp nỗ lực kiềm chế giá lương thực và bất động sản của chính phủ. Số liệu này làm tăng khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trong những ngày tới - động thái gây sức ép làm giảm giá dầu./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)