Chiều 19/9, giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục đi xuống, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone) và đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ vẫn "phủ bóng đen" lên tâm lý của các nhà đầu tư.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 10 giảm 1,32 USD xuống 86,64 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11 giảm 78 xu xuống 111,44 USD/thùng.
Vandana Hari, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của công ty cung cấp thông tin năng lượng Platts nhận định, thị trường đang tập trung sự chú ý vào những diễn biến mới của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Bà Hari cho biết, Liên minh châu Âu đang yêu cầu Hy Lạp đáp ứng những điều kiện mới về giảm thâm hụt ngân sách, để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính.
Tuần trước, cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính của các nước Eurozone đã quyết định trì hoãn khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ euro (11 tỷ USD) dành cho Hy Lạp đến khi nước này có những cải thiện nhất định trong việc căt giảm thâm hụt ngân sách.
Đến tham dự hội nghị lần này với tư cách khách mời, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị các nước khu vực tăng quy mô của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESSF), để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng của khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble đã lên tiếng phản đối đề xuất này của Mỹ.
Theo giới phân tích, bất đồng giữa châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nỗ lực hợp tác và hành động chung để giải quyết cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu, vấn đề sẽ càng "đào sâu" mối lo ngại của các nhà giao dịch về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn chịu sức ép bởi chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn có thể tác động xấu đến nhu cầu "vàng đen" của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng sáng ngày 19/9 Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đề xuất đánh "thuế Buffett" đối với những người có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Đây là một phần trong kế hoạch của ông Obama nhằm cắt giảm 3.000 tỷ USD thâm hụt sách và chi tiêu công.
Ngoài ra, bà Hari nhận định lòng tin tiêu dùng yếu tại châu Âu và Mỹ trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay có thể tác động xấu đến những nền kinh tế mới nổi tại châu Á, như Trung Quốc, nơi nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn đang tăng mạnh.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp vào ngày 20 và 21/9 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ, với những đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tung ra những biện pháp nới lỏng định lượng mới./.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 10 giảm 1,32 USD xuống 86,64 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11 giảm 78 xu xuống 111,44 USD/thùng.
Vandana Hari, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của công ty cung cấp thông tin năng lượng Platts nhận định, thị trường đang tập trung sự chú ý vào những diễn biến mới của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Bà Hari cho biết, Liên minh châu Âu đang yêu cầu Hy Lạp đáp ứng những điều kiện mới về giảm thâm hụt ngân sách, để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính.
Tuần trước, cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính của các nước Eurozone đã quyết định trì hoãn khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ euro (11 tỷ USD) dành cho Hy Lạp đến khi nước này có những cải thiện nhất định trong việc căt giảm thâm hụt ngân sách.
Đến tham dự hội nghị lần này với tư cách khách mời, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị các nước khu vực tăng quy mô của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESSF), để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng của khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble đã lên tiếng phản đối đề xuất này của Mỹ.
Theo giới phân tích, bất đồng giữa châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nỗ lực hợp tác và hành động chung để giải quyết cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu, vấn đề sẽ càng "đào sâu" mối lo ngại của các nhà giao dịch về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn chịu sức ép bởi chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn có thể tác động xấu đến nhu cầu "vàng đen" của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng sáng ngày 19/9 Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đề xuất đánh "thuế Buffett" đối với những người có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Đây là một phần trong kế hoạch của ông Obama nhằm cắt giảm 3.000 tỷ USD thâm hụt sách và chi tiêu công.
Ngoài ra, bà Hari nhận định lòng tin tiêu dùng yếu tại châu Âu và Mỹ trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay có thể tác động xấu đến những nền kinh tế mới nổi tại châu Á, như Trung Quốc, nơi nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn đang tăng mạnh.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp vào ngày 20 và 21/9 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ, với những đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tung ra những biện pháp nới lỏng định lượng mới./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)