Trong hai phiên giao dịch ngày 21/2 tại London và 22/2 tại châu Á, giá dầu Brent liên tiếp chinh phục các mức cao nhất kể từ cuối năm 2008, trước những lo ngại rằng tình trạng bạo lực leo thang tại Libya và Bahrain có thể lan rộng sang các nước sản xuất dầu mỏ ở Arập.
Tại thị trường London vào đầu phiên 21/2, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2010 có lúc được mua bán ở mức 105,08 USD/thùng - mức cao nhất kể từ cuối tháng 9/2008, trước khi dịu bớt xuống 104,53 USD/thùng vào cuối phiên, song vẫn tăng 2,01 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 cũng chạm mức cao 89,50 USD/thùng, trước khi chốt phiên tăng 2,94 USD lên 89,14 USD/thùng.
Tiếp tục xu hướng đi lên, chiều 22/2 tại châu Á, giá dầu Brent đã vượt qua mức cao kỷ lục của phiên trước với giá hợp đồng giao tháng 4/2010 tăng 1,53 USD lên 107,27 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 7,20 USD và khép lại phiên giao dịch cuối cùng trước khi đáo hạn của hợp đồng này ở mức 93,40 USD/thùng.
Giá dầu đã bỏ mốc 104 USD/thùng từ tuần trước do những lo ngại rằng tình trạng bất ổn đang lan rộng tại Trung Đông và Bắc Phi sẽ đe dọa nguồn cung dầu thô toàn cầu vì đây là khu vực sản xuất dầu chính của thế giới, trong đó có Libya.
Kathleen Brooks, nhà phân tích của website Forex.com, nhận định những căng thẳng tại Trung Đông, nhất là Libya đã đẩy giá dầu Brent lên trên 105 USD/thùng. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), với sản lượng trung bình 1,6 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2010, Libya đứng hàng thứ 9 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và thứ 18 trên thế giới.
Theo Petromatrix, công ty chuyên phân tích thị trường dầu lửa Thụy Sĩ, Libya hiện cung cấp tới 9,84% nhu cầu dầu lửa của châu Âu, do đó, giá dầu Brent được lợi trước những bất ổn tại quốc gia sản xuất dầu mỏ này hơn là giá dầu ngọt nhẹ.
Tình trạng rối loạn hiện này đang làm phức tạp những nỗ lực của OPEC trong việc bình ổn giá dầu. Hiện nay, các bộ trưởng dầu mỏ của khối này đang tham dự hội nghị tại Riát, với việc tập trung vào các điều kiện cơ bản trên thị trường hơn là những rủi ro địa chính trị.
Abdulaziz bin Salman Al-Saud, Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Arập Xêút, cho biết hiện OPEC đang tập trung vào tình hình cân bằng trên thị trường và thấy rằng nguồn cung hiện nay là khá dồi dào. Do đó, ông cho rằng tình hình hiện nay không nhất thiết phải có sự can thiệp của OPEC, đồng thời khẳng định quan điểm của Arập Xêút rằng 70-80 USD/thùng là mức giá hợp lý./.
Tại thị trường London vào đầu phiên 21/2, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2010 có lúc được mua bán ở mức 105,08 USD/thùng - mức cao nhất kể từ cuối tháng 9/2008, trước khi dịu bớt xuống 104,53 USD/thùng vào cuối phiên, song vẫn tăng 2,01 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 cũng chạm mức cao 89,50 USD/thùng, trước khi chốt phiên tăng 2,94 USD lên 89,14 USD/thùng.
Tiếp tục xu hướng đi lên, chiều 22/2 tại châu Á, giá dầu Brent đã vượt qua mức cao kỷ lục của phiên trước với giá hợp đồng giao tháng 4/2010 tăng 1,53 USD lên 107,27 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 7,20 USD và khép lại phiên giao dịch cuối cùng trước khi đáo hạn của hợp đồng này ở mức 93,40 USD/thùng.
Giá dầu đã bỏ mốc 104 USD/thùng từ tuần trước do những lo ngại rằng tình trạng bất ổn đang lan rộng tại Trung Đông và Bắc Phi sẽ đe dọa nguồn cung dầu thô toàn cầu vì đây là khu vực sản xuất dầu chính của thế giới, trong đó có Libya.
Kathleen Brooks, nhà phân tích của website Forex.com, nhận định những căng thẳng tại Trung Đông, nhất là Libya đã đẩy giá dầu Brent lên trên 105 USD/thùng. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), với sản lượng trung bình 1,6 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2010, Libya đứng hàng thứ 9 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và thứ 18 trên thế giới.
Theo Petromatrix, công ty chuyên phân tích thị trường dầu lửa Thụy Sĩ, Libya hiện cung cấp tới 9,84% nhu cầu dầu lửa của châu Âu, do đó, giá dầu Brent được lợi trước những bất ổn tại quốc gia sản xuất dầu mỏ này hơn là giá dầu ngọt nhẹ.
Tình trạng rối loạn hiện này đang làm phức tạp những nỗ lực của OPEC trong việc bình ổn giá dầu. Hiện nay, các bộ trưởng dầu mỏ của khối này đang tham dự hội nghị tại Riát, với việc tập trung vào các điều kiện cơ bản trên thị trường hơn là những rủi ro địa chính trị.
Abdulaziz bin Salman Al-Saud, Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Arập Xêút, cho biết hiện OPEC đang tập trung vào tình hình cân bằng trên thị trường và thấy rằng nguồn cung hiện nay là khá dồi dào. Do đó, ông cho rằng tình hình hiện nay không nhất thiết phải có sự can thiệp của OPEC, đồng thời khẳng định quan điểm của Arập Xêút rằng 70-80 USD/thùng là mức giá hợp lý./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)