Không tiếp nối được đà tăng mạnh trong đêm trước trên thị trường New York, giá dầu đã quay đầu giảm ngay từ khi mở cửa phiên sáng cuối tuần ngày 11/11 trên thị trường châu Á, do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau phiên tăng mạnh của đêm trước.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào sáng cùng ngày, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 12 tới giảm 23 xu xuống 97,55 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 61 xu xuống 113,10 USD/thùng. Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, giá dầu đã biến động trái chiều khi giá hợp đồng dầu New York đảo chiều tăng 26 xu lên 98,04 USD/thùng, trong khi hợp đồng dầu Brent Biển Bắc vẫn tiếp tục giảm nhưng mức giảm đã chậm lại khi chỉ còn mất 8 xu xuống 113,63 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên 10/11 trên thị trường New York, giá dầu đã đảo chiều tăng mạnh khi các nhà đầu tư đón nhận những số liệu kinh tế khả quan từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, cùng những dấu hiệu tích cực cho thấy Italy- nước hiện thay thế Hy Lạp để trở thành tâm điểm mới cho những lo ngại về khủng hoảng nợ công - đang nỗ lực làm dịu đi những xáo động chính trị cũng như ngăn chặn một thảm họa về kinh tế cho nước này.
Tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, hai số liệu kinh tế quan trọng được công bố trong ngày 10/11 đều là những thông tin tích cực: lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua, trong khi thâm hụt thương mại trong tháng Chín vừa qua cũng thu hẹp lại.
Ở châu Âu, những lo ngại về vấn đề nợ công cũng tạm dịu đi sau khi Hy Lạp chọn được Thủ tướng mới và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy - tỷ lệ lãi suất mà nước này phải trả cho các khoản vay mượn, cũng giảm xuống dưới ngưỡng nguy hiểm 7,0%. Trước đó, mức này nằm trên ngưỡng 7,0% do sự bất ổn đối với món nợ 1.900 tỷ euro (khoảng 2.600 tỷ USD) của Italy.
Còn tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, số liệu cho thấy lượng dầu nhập khẩu cũng tăng ngoài dự kiến.
Đóng cửa phiên 10/11, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tới tăng 2,04 USD lên 97,78 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,40 USD lên 113,71 USD/thùng.
Theo Victor Shum, chuyên gia phân tích cấp cao tại Công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz có trụ sở tại Singapore thì trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn hết sức "phập phù" như hiện nay, có vẻ như các nhà đầu tư thích lựa chọn phương thức chốt lời ngay khi có thể để bảo toàn vốn và tránh những rủi ro không lường trước./.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào sáng cùng ngày, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 12 tới giảm 23 xu xuống 97,55 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 61 xu xuống 113,10 USD/thùng. Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, giá dầu đã biến động trái chiều khi giá hợp đồng dầu New York đảo chiều tăng 26 xu lên 98,04 USD/thùng, trong khi hợp đồng dầu Brent Biển Bắc vẫn tiếp tục giảm nhưng mức giảm đã chậm lại khi chỉ còn mất 8 xu xuống 113,63 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên 10/11 trên thị trường New York, giá dầu đã đảo chiều tăng mạnh khi các nhà đầu tư đón nhận những số liệu kinh tế khả quan từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, cùng những dấu hiệu tích cực cho thấy Italy- nước hiện thay thế Hy Lạp để trở thành tâm điểm mới cho những lo ngại về khủng hoảng nợ công - đang nỗ lực làm dịu đi những xáo động chính trị cũng như ngăn chặn một thảm họa về kinh tế cho nước này.
Tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, hai số liệu kinh tế quan trọng được công bố trong ngày 10/11 đều là những thông tin tích cực: lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua, trong khi thâm hụt thương mại trong tháng Chín vừa qua cũng thu hẹp lại.
Ở châu Âu, những lo ngại về vấn đề nợ công cũng tạm dịu đi sau khi Hy Lạp chọn được Thủ tướng mới và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy - tỷ lệ lãi suất mà nước này phải trả cho các khoản vay mượn, cũng giảm xuống dưới ngưỡng nguy hiểm 7,0%. Trước đó, mức này nằm trên ngưỡng 7,0% do sự bất ổn đối với món nợ 1.900 tỷ euro (khoảng 2.600 tỷ USD) của Italy.
Còn tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, số liệu cho thấy lượng dầu nhập khẩu cũng tăng ngoài dự kiến.
Đóng cửa phiên 10/11, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tới tăng 2,04 USD lên 97,78 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,40 USD lên 113,71 USD/thùng.
Theo Victor Shum, chuyên gia phân tích cấp cao tại Công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz có trụ sở tại Singapore thì trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn hết sức "phập phù" như hiện nay, có vẻ như các nhà đầu tư thích lựa chọn phương thức chốt lời ngay khi có thể để bảo toàn vốn và tránh những rủi ro không lường trước./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)