Sau khi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định tổ chức lại và điều chỉnh các tuyến xe buýt không trợ giá, lượng khách đi lại trên các tuyến trên không nhiều, thậm chí có tuyến chỉ lác đác 5-6 hành khách và không thể đủ bù lỗ các khoản chi phí.
Theo một số doanh nghiệp vận tải xe buýt, có nhiều nguyên nhân dẫn tới các tuyến buýt khu vực Hà Nội mới (Hà Tây cũ) vắng khách nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do giá cước quá cao so với khu vực nội đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến dẫn chứng, người dân nội đô Hà Nội chỉ cần mất 80.000 đồng có thể đi vòng Hà Nội bằng vé tháng xe buýt hoặc chỉ mất 3.000/lượt khách trên một tuyến xe buýt, trong khi những người dân khi sát nhập về Hà Nội chưa được hưởng những quyền lợi như thế.
Đại diện một doanh nghiệp vận tải xe buýt cho rằng, do đa số người dân ở vùng ven đô có thu nhập thấp hơn vùng nội đô nhưng lại phải trả giá vé với mức giá kinh doanh của đơn vị vận tải nên chắc chắn người dân sẽ hạn chế đi lại, điều này dẫn đến các tuyến ven đô trở nên ít khách.
Đưa ra dẫn chứng so sánh về khung giá cước giữa nội đô-ngoại thành và xe buýt được trợ giá, nhiều người dân cho rằng, vẫn chưa thể có khung giá cước công bằng cho người dân ở các khu vực Hà Tây cũ.
Anh Phạm Văn Hảo, ở Thị xã Sơn Tây, người thường xuyên đi tuyến buýt 79 (Sơn Tây-Đá Chông) bức xúc: ”Tôi đi từ Sơn Tây đến khu Đá Chông có chiều dài 23km phải trả mức giá 10.000 đồng/ lượt, trong khi người dân ở khu vực nội đô đi tuyến dài chỉ phải trả với mức giá chỉ chưa bằng một nửa, rõ ràng mức giá vùng ngoại thành vẫn quá cao so với nội thành.”
Lý giải cho thực trạng này, đại diện một doanh nghiệp xe buýt cho cho biết: “Sở dĩ giá cước 10 tuyến buýt ngoại thành cao là vì các tuyến này đang phải tính theo cước vận tải cự ly kilômét, mức giá này rõ ràng cao hơn so với các tuyến trong nội đô.”
Theo nhiều doanh nghiệp vận tải, trong thời điểm hiện tại, họ vẫn đang phải chịu lỗ và về lâu dài nếu không có bù đắp thì bắt buộc phải cắt giảm chi phí, nhân sự...
Cùng quan điểm trên, ông Lưu Hồng Hoàng, Giám đốc Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội phân trần: “Các doanh nghiệp vận tải vay vốn ngân hàng để mua phương tiện và phải chi trả lãi vay và nợ gốc theo định kỳ, nên nếu kéo dài tình trạng phải bù lỗ thì doanh nghiệp không chịu nổi.”
Chính vì vậy, các doanh nghiệp xe buýt kiến nghị, để giải quyết được bài toán lợi ích giá cước công bằng của người dân thủ đô khi đi xe buýt cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các tuyến buýt ngoại thành.
Các tuyến không trợ giá hiện doanh nghiệp phải kinh doanh theo kiểu “lời ăn lỗ chịu”. Về lâu dài, doanh nghiệp rất cần thành phố hỗ trợ để có thể thu hút được hành khách sử dụng xe buýt.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Quan điểm của thành phố là sẽ trợ giá cho các tuyến xe buýt phục vụ mạng lưới thủ đô, nhất là ưu tiên cho các vùng Hà Nội mở rộng để cho người dân được hưởng dịch vụ công bằng.”
Tuy nhiên, theo ông Linh, trợ giá phải hợp lý trên cơ sở sắp xếp các tuyến phù hợp với mạng lưới xe buýt chung của Thủ đô./.
Theo một số doanh nghiệp vận tải xe buýt, có nhiều nguyên nhân dẫn tới các tuyến buýt khu vực Hà Nội mới (Hà Tây cũ) vắng khách nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do giá cước quá cao so với khu vực nội đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến dẫn chứng, người dân nội đô Hà Nội chỉ cần mất 80.000 đồng có thể đi vòng Hà Nội bằng vé tháng xe buýt hoặc chỉ mất 3.000/lượt khách trên một tuyến xe buýt, trong khi những người dân khi sát nhập về Hà Nội chưa được hưởng những quyền lợi như thế.
Đại diện một doanh nghiệp vận tải xe buýt cho rằng, do đa số người dân ở vùng ven đô có thu nhập thấp hơn vùng nội đô nhưng lại phải trả giá vé với mức giá kinh doanh của đơn vị vận tải nên chắc chắn người dân sẽ hạn chế đi lại, điều này dẫn đến các tuyến ven đô trở nên ít khách.
Đưa ra dẫn chứng so sánh về khung giá cước giữa nội đô-ngoại thành và xe buýt được trợ giá, nhiều người dân cho rằng, vẫn chưa thể có khung giá cước công bằng cho người dân ở các khu vực Hà Tây cũ.
Anh Phạm Văn Hảo, ở Thị xã Sơn Tây, người thường xuyên đi tuyến buýt 79 (Sơn Tây-Đá Chông) bức xúc: ”Tôi đi từ Sơn Tây đến khu Đá Chông có chiều dài 23km phải trả mức giá 10.000 đồng/ lượt, trong khi người dân ở khu vực nội đô đi tuyến dài chỉ phải trả với mức giá chỉ chưa bằng một nửa, rõ ràng mức giá vùng ngoại thành vẫn quá cao so với nội thành.”
Lý giải cho thực trạng này, đại diện một doanh nghiệp xe buýt cho cho biết: “Sở dĩ giá cước 10 tuyến buýt ngoại thành cao là vì các tuyến này đang phải tính theo cước vận tải cự ly kilômét, mức giá này rõ ràng cao hơn so với các tuyến trong nội đô.”
Theo nhiều doanh nghiệp vận tải, trong thời điểm hiện tại, họ vẫn đang phải chịu lỗ và về lâu dài nếu không có bù đắp thì bắt buộc phải cắt giảm chi phí, nhân sự...
Cùng quan điểm trên, ông Lưu Hồng Hoàng, Giám đốc Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội phân trần: “Các doanh nghiệp vận tải vay vốn ngân hàng để mua phương tiện và phải chi trả lãi vay và nợ gốc theo định kỳ, nên nếu kéo dài tình trạng phải bù lỗ thì doanh nghiệp không chịu nổi.”
Chính vì vậy, các doanh nghiệp xe buýt kiến nghị, để giải quyết được bài toán lợi ích giá cước công bằng của người dân thủ đô khi đi xe buýt cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các tuyến buýt ngoại thành.
Các tuyến không trợ giá hiện doanh nghiệp phải kinh doanh theo kiểu “lời ăn lỗ chịu”. Về lâu dài, doanh nghiệp rất cần thành phố hỗ trợ để có thể thu hút được hành khách sử dụng xe buýt.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Quan điểm của thành phố là sẽ trợ giá cho các tuyến xe buýt phục vụ mạng lưới thủ đô, nhất là ưu tiên cho các vùng Hà Nội mở rộng để cho người dân được hưởng dịch vụ công bằng.”
Tuy nhiên, theo ông Linh, trợ giá phải hợp lý trên cơ sở sắp xếp các tuyến phù hợp với mạng lưới xe buýt chung của Thủ đô./.
Việt Hùng (Vietnam+)