Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang), giá cá tra hiện đang tăng mạnh.
Hiện cá tra thịt trắng đủ tiêu chí chế biến xuất khẩu thu mua tại các ao hầm ở tỉnh Tiền Giang dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg. Theo nhiều hộ dân, với giá trên, nông dân có thể lãi khoảng 6.000 đồng/kg, một hộ nếu nuôi 1ha thu lãi khoảng 1,8 tỷ đồng.
Mặc dù giá cao nhưng các doanh nghiệp rất khó thu mua cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu theo đơn đặt hàng đã ký do cá tra đang trong thời điểm khan hiếm hút hàng.
Do giá cá tăng cao và thu được hiệu quả kinh tế cao nên nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung mở rộng diện tích nuôi cá tra, nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Tiền Giang hiện có gần 200ha mặt nước đưa vào nuôi cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu tại các huyện đầu nguồn sông Tiền: Cai Lậy, Cái Bè và trên các cù lao có điều kiện thuận lợi về thủy văn, môi trường.
Với hình thức nuôi thâm canh, thả cá giống mật độ cao, chăm sóc kỹ lưỡng đồng thời quan tâm quản lý chặt chẽ về môi trường, về chất lượng thức ăn, con giống đầu vào và sản phẩm đầu ra... mỗi ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh có thể đạt vài trăm tấn cá thương phẩm trở lên sau mỗi vụ nuôi.
Tiền Giang đã quy hoạch vùng nuôi cá tra xuất khẩu tại các huyện trọng điểm phía Tây có diện tích khoảng 900ha, đồng thời khuyến khích bà con nuôi theo ngưỡng an toàn, xây dựng hợp tác xã nuôi cá da trơn nhằm từng bước định hình vùng nguyên liệu chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngành chế biến thủy sản xuất khẩu./.
Hiện cá tra thịt trắng đủ tiêu chí chế biến xuất khẩu thu mua tại các ao hầm ở tỉnh Tiền Giang dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg. Theo nhiều hộ dân, với giá trên, nông dân có thể lãi khoảng 6.000 đồng/kg, một hộ nếu nuôi 1ha thu lãi khoảng 1,8 tỷ đồng.
Mặc dù giá cao nhưng các doanh nghiệp rất khó thu mua cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu theo đơn đặt hàng đã ký do cá tra đang trong thời điểm khan hiếm hút hàng.
Do giá cá tăng cao và thu được hiệu quả kinh tế cao nên nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung mở rộng diện tích nuôi cá tra, nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Tiền Giang hiện có gần 200ha mặt nước đưa vào nuôi cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu tại các huyện đầu nguồn sông Tiền: Cai Lậy, Cái Bè và trên các cù lao có điều kiện thuận lợi về thủy văn, môi trường.
Với hình thức nuôi thâm canh, thả cá giống mật độ cao, chăm sóc kỹ lưỡng đồng thời quan tâm quản lý chặt chẽ về môi trường, về chất lượng thức ăn, con giống đầu vào và sản phẩm đầu ra... mỗi ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh có thể đạt vài trăm tấn cá thương phẩm trở lên sau mỗi vụ nuôi.
Tiền Giang đã quy hoạch vùng nuôi cá tra xuất khẩu tại các huyện trọng điểm phía Tây có diện tích khoảng 900ha, đồng thời khuyến khích bà con nuôi theo ngưỡng an toàn, xây dựng hợp tác xã nuôi cá da trơn nhằm từng bước định hình vùng nguyên liệu chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngành chế biến thủy sản xuất khẩu./.
Công Trí (TTXVN/Vietnam+)