Phiên 21/8 tại châu Á, giá bạch kim ở sát dưới mức cao nhất trong hai tháng qua, vốn được thiết lập trong phiên trước đó, do những lo ngại về nguồn cung gián đoạn từ Nam Phi - nước sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới, trong khi vàng vững giá trước triển vọng kích thích kinh tế ở một số nước trên thế giới.
Lonmin - nhà sản xuất bạch kim lớn thứ ba thế giới của Nam Phi - vừa lên tiếng thừa nhận rằng tình trạng bạo lực có thể diễn ra với cấp độ mạnh hơn tại khu vực mỏ Marikana, sau vụ xô xát làm hàng chục công nhân tại đây thiệt mạng trong tuần trước.
Vào lúc 13 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam phiên 21/8 tại Sàn giao dịch Singapore, giá bạch kim giao ngay giảm 0,1% xuống 1.485,10 USD/ounce và như vậy đã rời khỏi mức cao nhất trong hai tháng qua là 1.492,99 USD/ounce ghi trong phiên trước.
Sự chênh lệch giữa vàng và bạch kim dừng ở mức 137 USD/ounce, sau khi rơi xuống dưới 130 USD/ounce phiên trước - mức hẹp nhất kể từ đầu tháng 7/2012. Peter Fung, chuyên gia thuộc Wing Fung Precious Metals, có trụ sở tại Hong Kong nhận định nếu tình hình căng thẳng tại Nam Phi dịu xuống, sự chênh lệch giá giữa vàng và bạch kim sẽ lại được nới rộng, do nhu cầu đối với bạch kim không tăng.
Trong khi đó, giá vàng khá vững trong phiên này, trước triển vọng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, bất chấp nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm dẹp yên hoạt động đầu cơ với chương trình thu mua trái phiếu trong tương lai.
Nhà phân tích Li Ning thuộc Công ty CIFCO Futures tại Thượng Hải cho rằng nhu cầu vàng thường đi lên vào tháng 9 và điều này sẽ tiếp thêm hy vọng cho thị trường vàng trong thời gian tới.
Trong phiên 21/8 tại châu Á, vàng giao ngay có lúc chạm mức cao nhất trong một tuần với 1.624,20 USD/ounce, trước khi giảm nhẹ xuống 1.622,91 USD/ounce vào lúc 13 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam, song vẫn trên đường hướng tới phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây tăng 0,2% lên 1.625,40 USD/ounce.
Đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), vàng kỳ hạn tăng giá nhẹ khi đồng USD yếu đã hỗ trợ thị trường vàng, trong bối cảnh giới kinh doanh đang dõi theo cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với tâm lý bất ổn. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng 12/2012 tăng 3,6 USD (0,22%) lên 1.623 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn đã tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong phiên giao dịch đầu tuần này và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 19/6/2012. Trong phiên, vàng tăng giá trong khi hầu hết các thị trường khác đều đi xuống, đặc biệt là thị trường chứng khoán Phố Wall phải vất vả để vượt qua tác động tiêu cực từ tình hình tài chính châu Âu.
Giới đầu tư cũng tranh thủ mua vào vàng khi đồng USD yếu đi. Đồng USD hạ khiến giá các mặt hàng được xác định bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn đối với khách mua sở hữu những ngoại tệ khác.
Các nhà kinh doanh vàng tiếp tục chờ đợi hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Theo kế hoạch, FED sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 trong ngày 22/8 và giới kinh doanh đang hy vọng họ sẽ bóng gió về khả năng thực hiện gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3)./.
Lonmin - nhà sản xuất bạch kim lớn thứ ba thế giới của Nam Phi - vừa lên tiếng thừa nhận rằng tình trạng bạo lực có thể diễn ra với cấp độ mạnh hơn tại khu vực mỏ Marikana, sau vụ xô xát làm hàng chục công nhân tại đây thiệt mạng trong tuần trước.
Vào lúc 13 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam phiên 21/8 tại Sàn giao dịch Singapore, giá bạch kim giao ngay giảm 0,1% xuống 1.485,10 USD/ounce và như vậy đã rời khỏi mức cao nhất trong hai tháng qua là 1.492,99 USD/ounce ghi trong phiên trước.
Sự chênh lệch giữa vàng và bạch kim dừng ở mức 137 USD/ounce, sau khi rơi xuống dưới 130 USD/ounce phiên trước - mức hẹp nhất kể từ đầu tháng 7/2012. Peter Fung, chuyên gia thuộc Wing Fung Precious Metals, có trụ sở tại Hong Kong nhận định nếu tình hình căng thẳng tại Nam Phi dịu xuống, sự chênh lệch giá giữa vàng và bạch kim sẽ lại được nới rộng, do nhu cầu đối với bạch kim không tăng.
Trong khi đó, giá vàng khá vững trong phiên này, trước triển vọng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, bất chấp nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm dẹp yên hoạt động đầu cơ với chương trình thu mua trái phiếu trong tương lai.
Nhà phân tích Li Ning thuộc Công ty CIFCO Futures tại Thượng Hải cho rằng nhu cầu vàng thường đi lên vào tháng 9 và điều này sẽ tiếp thêm hy vọng cho thị trường vàng trong thời gian tới.
Trong phiên 21/8 tại châu Á, vàng giao ngay có lúc chạm mức cao nhất trong một tuần với 1.624,20 USD/ounce, trước khi giảm nhẹ xuống 1.622,91 USD/ounce vào lúc 13 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam, song vẫn trên đường hướng tới phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây tăng 0,2% lên 1.625,40 USD/ounce.
Đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), vàng kỳ hạn tăng giá nhẹ khi đồng USD yếu đã hỗ trợ thị trường vàng, trong bối cảnh giới kinh doanh đang dõi theo cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với tâm lý bất ổn. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng 12/2012 tăng 3,6 USD (0,22%) lên 1.623 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn đã tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong phiên giao dịch đầu tuần này và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 19/6/2012. Trong phiên, vàng tăng giá trong khi hầu hết các thị trường khác đều đi xuống, đặc biệt là thị trường chứng khoán Phố Wall phải vất vả để vượt qua tác động tiêu cực từ tình hình tài chính châu Âu.
Giới đầu tư cũng tranh thủ mua vào vàng khi đồng USD yếu đi. Đồng USD hạ khiến giá các mặt hàng được xác định bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn đối với khách mua sở hữu những ngoại tệ khác.
Các nhà kinh doanh vàng tiếp tục chờ đợi hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Theo kế hoạch, FED sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 trong ngày 22/8 và giới kinh doanh đang hy vọng họ sẽ bóng gió về khả năng thực hiện gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3)./.
Trang Nhung (TTXVN)