Ngày 27/6, Bộ Môi trường Nam Phi ra tuyên bố hoan nghênh việc Quỹ Bảo vệ môi trường toàn cầu (GEF) cấp cho nước này khoản hỗ trợ tài chính trị giá 3 triệu USD nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống nạn săn bắn trộm tê giác.
Phát biểu với báo chí nhân sự kiện này, người phát ngôn Bộ Môi trường Nam Phi, ông Albie Modise cho biết, phần lớn số tiền trên chi cho các hoạt động của Phòng thí nghiệm về di truyền học động vật thuộc Đại học Pretoria, nơi sẽ được trang bị các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực pháp y nhằm xác định ADN của từng chiếc sừng tê giác.
Ông nhấn mạnh, công nghệ tiên tiến giúp sử dụng kết quả phân tích ADN để giám định chứng cứ liên quan đến một loạt các vấn đề pháp lý đối với động vật hoang dã. Nam Phi đang hoàn thiện cơ sơ dữ liệu quốc gia về ADN của tê giác, nơi lưu giữ thông tin về mọi chiếc sừng hiện có trên lãnh thổ nước này.
Kể từ đầu năm tới nay, có ít nhất 220 con tê giác bị săn bắn trộm để lấy sừng tại Nam Phi và hiện đã có 146 nghi can bị bắt giữ vì phạm tội săn bắn tê giác bất hợp pháp.
Các nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ môi trường quốc tế đã nhiều lần cảnh báo tê giác ở Nam Phi đang phải đối mặt với nạn săn bắn trộm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ước tính, nếu tình trạng này không được ngăn chặn một cách hiệu quả, thì chỉ riêng trong năm nay sẽ có ít nhất 500 con tê giác bị giết mổ bất hợp pháp.
Năm 2011, tổng số tê giác bị giết mổ ở Nam Phi là 448 con, tăng hơn 100 con so với năm 2010.
Với số lượng khoảng 20.000 con tê giác, chiếm 80% số lượng toàn cầu, Nam Phi được xem là quê hương của loài động vật quý hiếm này./.
Phát biểu với báo chí nhân sự kiện này, người phát ngôn Bộ Môi trường Nam Phi, ông Albie Modise cho biết, phần lớn số tiền trên chi cho các hoạt động của Phòng thí nghiệm về di truyền học động vật thuộc Đại học Pretoria, nơi sẽ được trang bị các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực pháp y nhằm xác định ADN của từng chiếc sừng tê giác.
Ông nhấn mạnh, công nghệ tiên tiến giúp sử dụng kết quả phân tích ADN để giám định chứng cứ liên quan đến một loạt các vấn đề pháp lý đối với động vật hoang dã. Nam Phi đang hoàn thiện cơ sơ dữ liệu quốc gia về ADN của tê giác, nơi lưu giữ thông tin về mọi chiếc sừng hiện có trên lãnh thổ nước này.
Kể từ đầu năm tới nay, có ít nhất 220 con tê giác bị săn bắn trộm để lấy sừng tại Nam Phi và hiện đã có 146 nghi can bị bắt giữ vì phạm tội săn bắn tê giác bất hợp pháp.
Các nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ môi trường quốc tế đã nhiều lần cảnh báo tê giác ở Nam Phi đang phải đối mặt với nạn săn bắn trộm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ước tính, nếu tình trạng này không được ngăn chặn một cách hiệu quả, thì chỉ riêng trong năm nay sẽ có ít nhất 500 con tê giác bị giết mổ bất hợp pháp.
Năm 2011, tổng số tê giác bị giết mổ ở Nam Phi là 448 con, tăng hơn 100 con so với năm 2010.
Với số lượng khoảng 20.000 con tê giác, chiếm 80% số lượng toàn cầu, Nam Phi được xem là quê hương của loài động vật quý hiếm này./.
(TTXVN)