Ngày 27/2, phát biểu tại Quốc hội, Chủ tịch Cơ quan Chống tham nhũng Quốc gia Indonesia (KPK), Abraham Samad cho biết KPK sẽ chất vấn cựu Bộ trưởng Tài chính nước này Sri Mulyani, hiện là Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới (WB), về vụ giải ngân bất thường 6.700 tỷ rupia (700 triệu USD) từ ngân sách nhà nước để cứu Ngân hàng Bank Century thoát khỏi phá sản năm 2008.
Ông Abraham Samad nói rằng việc chất vấn sẽ được tiến hành ở Washington, Mỹ do bà Mulyani không thể đến trụ sở KPK ở Jakarta vì lịch công tác bận rộn tại WB. Ủy ban III về các vấn đề pháp luật của Quốc hội Indonesia tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ nếu KPK không đủ ngân sách phục vụ cho quá trình điều tra.
Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bank Century, một ngân hàng nhỏ đã đứng bên bờ vực phá sản do gặp khó khăn chồng chất về nợ xấu. Chính phủ Indonesia đã trình và được Quốc hội thông qua khoản tiền bảo lãnh nói trên để cứu ngân hàng này. Tuy nhiên, sau đó có cáo buộc cho rằng một phần không nhỏ số tiền này đã được dùng để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử của Đảng Dân chủ (DP) của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Trước áp lực của dư luận, tháng 9/2010, KPK đã mở cuộc điều tra về vụ bê bối này song tiến trình thực hiện đã lâm vào bế tắc do thiếu chứng cứ. Việc điều tra chỉ được tái khởi động gần đây nhờ những thông tin do cựu Chủ tịch Đảng DPAnas Urbaningrum tiết lộ sau khi từ chức vào tuần trước vì bị cáo buộc tham nhũng.
Tại thời điểm thông qua gói giải cứu Bank Century, bà Mulyani là Bộ trưởng Tài chính, còn đương kim Phó Tổng thống Boediono là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), hai cơ quan chịu trách nhiệm chính đưa ra dự thảo gói cứu trợ.
Bà Mulyani được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành WB từ tháng 6/2010, chịu trách nhiệm về các hoạt động của WB tại Châu Phi, Đông Á, Trung Á, Nam Á, Thái Bình Dương, Châu Âu, Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi. Ngoài ra bà còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và các chức năng quản trjh khác của các Phó chủ tịch. Trước đó, bà là Bộ Trưởng Tài chính Indonesia giai đoạn 2005-2009, và luôn nằm trong danh sách 100 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Forbes./.
Ông Abraham Samad nói rằng việc chất vấn sẽ được tiến hành ở Washington, Mỹ do bà Mulyani không thể đến trụ sở KPK ở Jakarta vì lịch công tác bận rộn tại WB. Ủy ban III về các vấn đề pháp luật của Quốc hội Indonesia tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ nếu KPK không đủ ngân sách phục vụ cho quá trình điều tra.
Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bank Century, một ngân hàng nhỏ đã đứng bên bờ vực phá sản do gặp khó khăn chồng chất về nợ xấu. Chính phủ Indonesia đã trình và được Quốc hội thông qua khoản tiền bảo lãnh nói trên để cứu ngân hàng này. Tuy nhiên, sau đó có cáo buộc cho rằng một phần không nhỏ số tiền này đã được dùng để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử của Đảng Dân chủ (DP) của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Trước áp lực của dư luận, tháng 9/2010, KPK đã mở cuộc điều tra về vụ bê bối này song tiến trình thực hiện đã lâm vào bế tắc do thiếu chứng cứ. Việc điều tra chỉ được tái khởi động gần đây nhờ những thông tin do cựu Chủ tịch Đảng DPAnas Urbaningrum tiết lộ sau khi từ chức vào tuần trước vì bị cáo buộc tham nhũng.
Tại thời điểm thông qua gói giải cứu Bank Century, bà Mulyani là Bộ trưởng Tài chính, còn đương kim Phó Tổng thống Boediono là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), hai cơ quan chịu trách nhiệm chính đưa ra dự thảo gói cứu trợ.
Bà Mulyani được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành WB từ tháng 6/2010, chịu trách nhiệm về các hoạt động của WB tại Châu Phi, Đông Á, Trung Á, Nam Á, Thái Bình Dương, Châu Âu, Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi. Ngoài ra bà còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và các chức năng quản trjh khác của các Phó chủ tịch. Trước đó, bà là Bộ Trưởng Tài chính Indonesia giai đoạn 2005-2009, và luôn nằm trong danh sách 100 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Forbes./.
Trần Ngọc Hiệp/Jakarta (Vietnam+)