Ngày 23/9, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ra tuyên bố hối thúc Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh ký vào kế hoạch giải quyết khủng hoảng mà GCC đề xuất.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của các ngoại trưởng các nước thành viên GCC diễn ra tại thành phố New York, Mỹ, bên lề khóa họp thường niên lần thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
GCC nhấn mạnh cam kết giúp đỡ Yemen đạt được một thỏa thuận thực thi sáng kiến của ủy ban này và muốn ông Saleh ký vào kế hoạch trên ngay lập tức, cũng như đảm bảo sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Yemen là có sự thay đổi và cải cách.
Ngoại trưởng các nước GCC cũng đã tố cáo việc sử dụng vũ khí, nhất là vũ khí hạng nặng nhằm vào người biểu tình đồng thời kêu gọi Chính phủ Yemen kiềm chế và ngừng bắn ngay lập tức, cũng như thành lập một ủy ban điều tra về các vụ bạo lực trong tuần này.
Trước đó, ngày 21/9, Tổng Thư ký GCC Abdellatif al-Zayani cũng đã kết thúc chuyến thăm chính thức ba ngày nhằm hỗ trợ tháo gỡ tình trạng bạo lực leo thang tại Yemen, mà không đạt được kết quả.
Theo kế hoạch hòa bình do GCC đề xuất, Tổng thống Saleh có 30 ngày để từ chức sau khi ký thỏa thuận và được miễn truy tố. Sau đó, phe đối lập sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trong vòng bảy ngày và chính phủ mới sẽ tiến hành bầu cử tổng thống và quốc hội trong vòng 60 ngày sau đó.
Tổng thống Saleh đang mất dần sự ủng hộ của một bộ phận quân đội, các bộ tộc lớn và các thành viên của Hội đồng giáo sỹ rất có ảnh hưởng tại Yemen.
Liên quan tình hình tại Yemen, ngày 24/9, các cuộc giao tranh giữa lực lượng Vệ binh Cộng hòa và lực lượng nổi dậy đã bùng phát trở lại tại thủ đô Sanaa và các tỉnh lân cận, làm ít nhất 40 người thiệt mạng.
Đặc biệt, tại Quảng trường Thay đổi (Change Square), được coi là "căn cứ địa" của lực lượng biểu tình kể từ tháng Hai, ở thủ đô Sanaa, ít nhất 11 người thuộc lực lượng chống đối đã thiệt mạng và 112 người bị thương trong các vụ tấn công bằng rocket. Chỉ trong tuần qua, bạo lực leo thang tại Yemen đã làm 137 người thiệt mạng./.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của các ngoại trưởng các nước thành viên GCC diễn ra tại thành phố New York, Mỹ, bên lề khóa họp thường niên lần thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
GCC nhấn mạnh cam kết giúp đỡ Yemen đạt được một thỏa thuận thực thi sáng kiến của ủy ban này và muốn ông Saleh ký vào kế hoạch trên ngay lập tức, cũng như đảm bảo sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Yemen là có sự thay đổi và cải cách.
Ngoại trưởng các nước GCC cũng đã tố cáo việc sử dụng vũ khí, nhất là vũ khí hạng nặng nhằm vào người biểu tình đồng thời kêu gọi Chính phủ Yemen kiềm chế và ngừng bắn ngay lập tức, cũng như thành lập một ủy ban điều tra về các vụ bạo lực trong tuần này.
Trước đó, ngày 21/9, Tổng Thư ký GCC Abdellatif al-Zayani cũng đã kết thúc chuyến thăm chính thức ba ngày nhằm hỗ trợ tháo gỡ tình trạng bạo lực leo thang tại Yemen, mà không đạt được kết quả.
Theo kế hoạch hòa bình do GCC đề xuất, Tổng thống Saleh có 30 ngày để từ chức sau khi ký thỏa thuận và được miễn truy tố. Sau đó, phe đối lập sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trong vòng bảy ngày và chính phủ mới sẽ tiến hành bầu cử tổng thống và quốc hội trong vòng 60 ngày sau đó.
Tổng thống Saleh đang mất dần sự ủng hộ của một bộ phận quân đội, các bộ tộc lớn và các thành viên của Hội đồng giáo sỹ rất có ảnh hưởng tại Yemen.
Liên quan tình hình tại Yemen, ngày 24/9, các cuộc giao tranh giữa lực lượng Vệ binh Cộng hòa và lực lượng nổi dậy đã bùng phát trở lại tại thủ đô Sanaa và các tỉnh lân cận, làm ít nhất 40 người thiệt mạng.
Đặc biệt, tại Quảng trường Thay đổi (Change Square), được coi là "căn cứ địa" của lực lượng biểu tình kể từ tháng Hai, ở thủ đô Sanaa, ít nhất 11 người thuộc lực lượng chống đối đã thiệt mạng và 112 người bị thương trong các vụ tấn công bằng rocket. Chỉ trong tuần qua, bạo lực leo thang tại Yemen đã làm 137 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)