Sau một thời gian bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng ở Libya, hơn 270 lao động Việt Nam đầu tiên đã được đưa đến tạm trú an toàn tại thành phố Djerba, Tunisia.
Đây là những người đầu tiên được Đại sứ quán Việt Nam tại Libya cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế hỗ trợ vận chuyển vượt qua khỏi khu vực biên giới Libya và Tunisia để sang tạm trú tại Djerba và chờ chuyên cơ của Chính phủ đưa về trong thời gian sớm nhất.
Ngay khi đặt chân xuống sân bay Zarzis, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc ngay với các công nhân lao động Việt Nam đang tị nạn tại khu vực quanh nhà ga sân bay. Bầu không khí tĩnh nặng bỗng trở nên náo nhiệt khi chúng tôi thông báo với là chỉ còn vài giờ nữa thôi, chuyên cơ của Vietnam Airlines sẽ hạ cánh xuống đây đưa tất cả về nước.
Anh Nguyễn Tuấn Sơn, thuộc nhà máy Z151, Tổng Cục công nghiệp quốc phòng cho biết, khi xảy ra các cuộc bạo loạn tại Tripoli, tất cả mọi người đều rất hoảng loạn, bởi giới chủ cũng đã bỏ chạy từ trước đó rồi.
Khi chạy loạn tất cả anh em công nhân Việt Nam đều vứt lại tất cả quần áo, đồ dùng sinh hoạt và chỉ kịp mang theo một ít lương thực để sống tạm trong thời gian ngắn. Anh Sơn cho biết thêm, khi chạy đến khu vực biên giới, anh em công nhân Việt Nam cũng bị cuốn vào sự hỗn độn bởi tại đây có hàng chục nghìn lao đông đến từ Bangladesh, Trung Quốc… cùng tập trung, nên không tránh khỏi tình trạng cướp bóc, trộm cắp.
Bằng kinh nghiệm của một người lính, anh Sơn cùng với một số anh em công nhân Việt Nam dựng một khu lều tạm riêng biệt, sau đó treo cờ tổ quốc lên để cho Đại sứ quán Việt Nam và các tổ chức cứu trợ quốc tế có thể nhận biết và đến cứu giúp.
“Nhưng mục đích quan trọng nhất của việc cắm lá cờ Việt Nam là để cho những người Việt Nam khác nhận biết để chạy vào, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của người Việt,” anh Sơn nói thêm.
Tuy vậy không phải ai cũng can đảm và gặp nhiều may mắn như anh Sơn, bởi có quá nhiều rủi ro và nguy hiểm khi chạy loạn. Vẫn còn nguyên vẻ bàng hoàng trên mặt, anh Đỗ Mạnh Thìn, quê xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói thêm: “Thấy tiếng súng nổ khắp nơi, chúng tôi chỉ biết cắm đầu mà chạy, người lao động các nước cướp của nhau cũng có nhưng bực mình nhất là một số anh em bị cảnh sát Libya khám xét và tịch thu tất cả điện thoại, giấy tờ, tiền bạc.”
Khi được biết mình thuộc những người đầu tiên ở Tunisia được Chính phủ đưa về, những người lao động này vẫn luôn mong muốn Chính phủ và các ban, ngành tìm mọi cách giải cứu để tất cả những người còn mắc kẹt lại trong nội địa Libya cũng sớm được trở về như họ.
Hơn 270 con người này đều cảm thấy mình là những người may mắn nhất, cho dù phần lớn trong số họ trở về lần này chỉ với hai bàn tay trắng. Điều quan trọng nhất với họ trong lúc này là rời xa được nơi “tên rơi, đạn lạc” luôn cận kề xung quanh và được lành lặn trở về với những người thân nơi quê nhà./.
Đây là những người đầu tiên được Đại sứ quán Việt Nam tại Libya cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế hỗ trợ vận chuyển vượt qua khỏi khu vực biên giới Libya và Tunisia để sang tạm trú tại Djerba và chờ chuyên cơ của Chính phủ đưa về trong thời gian sớm nhất.
Ngay khi đặt chân xuống sân bay Zarzis, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc ngay với các công nhân lao động Việt Nam đang tị nạn tại khu vực quanh nhà ga sân bay. Bầu không khí tĩnh nặng bỗng trở nên náo nhiệt khi chúng tôi thông báo với là chỉ còn vài giờ nữa thôi, chuyên cơ của Vietnam Airlines sẽ hạ cánh xuống đây đưa tất cả về nước.
Anh Nguyễn Tuấn Sơn, thuộc nhà máy Z151, Tổng Cục công nghiệp quốc phòng cho biết, khi xảy ra các cuộc bạo loạn tại Tripoli, tất cả mọi người đều rất hoảng loạn, bởi giới chủ cũng đã bỏ chạy từ trước đó rồi.
Khi chạy loạn tất cả anh em công nhân Việt Nam đều vứt lại tất cả quần áo, đồ dùng sinh hoạt và chỉ kịp mang theo một ít lương thực để sống tạm trong thời gian ngắn. Anh Sơn cho biết thêm, khi chạy đến khu vực biên giới, anh em công nhân Việt Nam cũng bị cuốn vào sự hỗn độn bởi tại đây có hàng chục nghìn lao đông đến từ Bangladesh, Trung Quốc… cùng tập trung, nên không tránh khỏi tình trạng cướp bóc, trộm cắp.
Bằng kinh nghiệm của một người lính, anh Sơn cùng với một số anh em công nhân Việt Nam dựng một khu lều tạm riêng biệt, sau đó treo cờ tổ quốc lên để cho Đại sứ quán Việt Nam và các tổ chức cứu trợ quốc tế có thể nhận biết và đến cứu giúp.
“Nhưng mục đích quan trọng nhất của việc cắm lá cờ Việt Nam là để cho những người Việt Nam khác nhận biết để chạy vào, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của người Việt,” anh Sơn nói thêm.
Tuy vậy không phải ai cũng can đảm và gặp nhiều may mắn như anh Sơn, bởi có quá nhiều rủi ro và nguy hiểm khi chạy loạn. Vẫn còn nguyên vẻ bàng hoàng trên mặt, anh Đỗ Mạnh Thìn, quê xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói thêm: “Thấy tiếng súng nổ khắp nơi, chúng tôi chỉ biết cắm đầu mà chạy, người lao động các nước cướp của nhau cũng có nhưng bực mình nhất là một số anh em bị cảnh sát Libya khám xét và tịch thu tất cả điện thoại, giấy tờ, tiền bạc.”
Khi được biết mình thuộc những người đầu tiên ở Tunisia được Chính phủ đưa về, những người lao động này vẫn luôn mong muốn Chính phủ và các ban, ngành tìm mọi cách giải cứu để tất cả những người còn mắc kẹt lại trong nội địa Libya cũng sớm được trở về như họ.
Hơn 270 con người này đều cảm thấy mình là những người may mắn nhất, cho dù phần lớn trong số họ trở về lần này chỉ với hai bàn tay trắng. Điều quan trọng nhất với họ trong lúc này là rời xa được nơi “tên rơi, đạn lạc” luôn cận kề xung quanh và được lành lặn trở về với những người thân nơi quê nhà./.
Nhan Sáng (Vietnam+)