Gặp người 'thắp sáng' cho những chiếc đèn ông sao truyền thống
Những ngày cận Trung Thu, bà Tuyến lại miệt mài ngày đêm với những thanh nứa, tờ giấy màu để làm nên những chiếc đèn ông sao truyền thống cho trẻ thơ.
PV
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 15km, đến làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vào mỗi dịp tết Trung Thu, ai cũng nhắc đến bà Nguyễn Thị Tuyến – người "thắp sáng" cho những chiếc đèn ông sao truyền thống. Trải qua bao thăng trầm, gia đình bà Tuyến là một trong những hộ hiếm hoi còn gìn giữ nghề làm đèn ông sao ở Thủ đô. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bà Tuyến là đời thứ 3 nối nghiệp gia đình. Đến nay bà cũng đã có hơn 40 năm gắn bó với chiếc đèn ông sao. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khác với đồ chơi ngoại nhập, nguyên liệu để làm nên đèn ông sao Trung Thu truyền thống chủ yếu là làm bằng cây nứa và giấy màu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo bà, để hoàn thiện được một thành phẩm đồ chơi truyền thống mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều yêu cầu người làm sự tỉ mỉ, cẩn thận và đặt cái tâm của mình vào từng sản phẩm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
'Từ việc làm khung, cắt giấy, dán trang trí, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Trong đó việc định hình khung là công đoạn công phu nhất,' bà Tuyến cho hay. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chị Nguyễn Thị Ánh, con gái bà Tuyến cũng nối nghiệp làm đồ chơi Trung Thu truyền thống của mẹ từ nhỏ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi mùa Trung Thu gia đình bà Tuyến làm được khoảng 500-700 chiếc đèn các loại từ đèn ông sao, đèn con cá, đèn con thỏ, đèn con tôm... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thời gian để hoàn thiện 1 chiếc đèn khá lâu, nắn nót từng chi tiết nhưng mỗi thành phẩm bán ra chỉ từ 30.000-40.000 đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi năm chỉ có một mùa, lợi nhuận thu được mỗi mùa chẳng được là bao nhưng có lẽ vì tình yêu trẻ và niềm đam mê đã giúp bà Tuyến duy trì, gắn bó với nghề hơn 40 năm qua. (Ảnh: PV/Vietnam+)
‘Tôi mong muốn những chiếc đèn ông sao truyền thống luôn tồn tại trong trí nhớ của trẻ thơ. Chính các cháu sẽ là những người gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian này mãi về sau,’ bà Tuyến chia sẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong những năm trở lại đây, xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống cho trẻ nhỏ của nhiều gia đình là động lực để những người làm đồ chơi như bà Tuyến có thêm quyết tâm để tiếp tục giữ lửa nghề, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Từ những nguyên liệu đơn giản như tre, nứa, bìa các tông, kể cả giấy phế liệu cũng được các nghệ nhân làng nghề “phù phép” để tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi Trung Thu sặc sỡ, bắt mắt.
Sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, thị trường bánh Trung Thu năm 2022 được chờ đợi sẽ “bùng nổ” nhờ những chuyển biến tích cực của nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung Thu, các mặt hàng đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi… hiện đang chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng hơn so với đồ chơi nhập ngoại.
Những ngày gần Trung Thu, nghệ nhân Trần Văn Bản (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) lại tất bật gõ, đẽo, hoàn thiện những khuôn bánh để giao cho khách hàng đến từ khắp nơi trên cả nước.
Chuỗi sự kiện nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại "ngôi nhà chung," góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc.