Chưa một lần được gặp Bác, chỉ tưởng tượng về chân dung của Người qua những thước phim, những tấm hình của Bác mà anh sưu tầm ở khắp nơi, nhưng bằng tấm lòng thành kính, tình cảm dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc, cộng với niềm say mê nghệ thuật điêu khắc, nghệ nhân Triệu Hoàng Giang đã tạo nên một bộ sưu tập tranh đá vô giá về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch.
Giữa những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi về khu 10, xã Sơn Vy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tìm gặp nghệ nhân Triệu Hoàng Giang, người đã có gần 20 năm dày công khắc họa hình tượng của Bác Hồ vào đá.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi bước chân vào nhà anh Triệu Hoàng Giang đó chính là những bức hình của Bác và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được treo ở những vị trí trang trọng nhất.
Căn nhà bây giờ chỉ còn lối đi lại rất nhỏ, toàn bộ những vị trí trang trọng nhất và diện tích của ngôi nhà anh dành để đặt những bức tranh đá về Bác Hồ. Những bức tranh đá được đặt ngay ngắn trên những chiếc giá cao, và được bao bọc bởi những tấm lụa đỏ.
Anh Giang tâm sự vốn là một nông dân, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, 8 tuổi anh mồ côi cha. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã bộc lộ năng khiếu hội họa.
Năm 1978, sau khi học xong phổ thông trung học, anh được đi xét tuyển lao động, học tập ở Bulgaria chuyên ngành cơ khí chế tạo máy.
Những năm tháng ở nước ngoài, anh thường đến một số nước ở Châu Âu để tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Trong một lần vào khách sạn Bông lúa vàng (ở nước Nga), anh tình cờ nhìn thấy ảnh của Bác được đặt ngay trước tiền sảnh khách sạn. Niềm tự hào vì mình là người Việt Nam, một người con sinh ra và lớn lên đất Tổ vua Hùng khiến anh cảm thấy vô cùng xúc động.
Ngay lúc đó, anh đã nung nấu ý tưởng muốn nhân dân thế giới hiểu hơn về Bác Hồ trên chính mảnh đất bạn bằng những bức tranh bằng đá.
Năm 1988, anh được tham dự một triển lãm điêu khắc nổi tiếng tại Châu Âu, được gặp các nghệ nhân điêu khắc hàng đầu cộng với tình yêu nồng nàn dành cho Bác đã thôi thúc anh thực hiện ý tưởng làm một bộ bức tranh bằng đá về cuộc đời hoạt động cách mạng và con người Hồ Chủ tịch.
Anh đã tìm đến một số cơ sở điêu khắc đá nghệ thuật để mày mò, học hỏi. Tuy nhiên, thời điểm đó còn nhiều khó khăn nên anh chưa thực hiện được ước mơ của mình.
Năm 1991, anh về nước và lập gia đình. Bằng số tiền ít ỏi kiếm được trong thời gian ở nước ngoài, vợ chồng anh Giang mở quán bán hàng, sửa đồng hồ và làm thêm một số việc khác để kiếm kế sinh nhai. Trở về nước anh không theo nghề cơ khí đã được học mà rẽ hẳn sang con đường nghệ thuật.
Cuộc sống nhọc nhằn với bao lo toan nhưng trái tim người nghệ sỹ vẫn không nản để theo đuổi ước mơ của mình. Hàng tháng anh bỏ ra không ít thời gian, công sức để đi khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước tìm nguyên liệu đá phù hợp với công việc chế tác tranh.
Năm 1997, theo sự mách bảo của một người bạn am hiểu về địa chất, anh mới tìm được loại đá có độ nhẵn, mịn, rắn tại Thanh Hóa đúng theo yêu cầu để khắc tranh.
Năm 1999, anh mở xưởng khắc đá thủ công tại gia đình và bắt tay tạc tranh về Bác.
Bức tranh đầu tiên anh lựa chọn để khắc họa là hình ảnh Bác Hồ đang quan sát tại Chiến dịch Đông Khê năm 1950. Sau hơn nửa năm, tác phẩm đầu tay của anh đã hoàn thành.
Với không gian ba chiều, khắc nổi, hình ảnh Bác trong chiến dịch biên giới thật giản dị. Người vẫn ở đó, vẫn chiếc quần xắn qua gối, chiếc mũ bộ đội, đôi mắt sáng ngời…Hình ảnh của Bác như âm thầm thôi thúc trong anh làm ra những tác phẩm sống động ghi lại đầy đủ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Anh lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Bác Hồ căn dặn các chiến sỹ trước Đền Hùng; Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập; Bác Hồ và đồng chí Voroshilov, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam năm 1957; Bác về thăm lại Pác Bó - Cao Bằng…
Tuyệt tác công phu và tâm đắc nhất của anh Triệu Hoàng Giang, chính là việc chuyển tải bút tích bản thảo Di chúc của Bác Hồ lên mặt đá. Từ những nét chữ, nét gạch xóa của Bác đều giống y hệt như bản gốc. Điều độc nhất vô nhị là tất cả những nét chữ đều được khắc nổi.
Để làm được điều đó, anh Giang đã phải làm việc miệt mài làm việc ròng rã trong vòng 19 tháng trời, trung bình mỗi ngày anh khắc được một, hai con chữ. Anh Giang cho biết việc khắc trên đá đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất và không được phép sửa.
Công việc đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về khối óc và sự lao động nghiêm túc. Đặc biệt, việc khắc họa đôi mắt và nụ cười của Bác ở trong từng thời điểm. Do đó, một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 23 giờ đêm, đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất để nghệ thuật cất cánh.
Vừa trò chuyện, anh vừa nhẹ nhàng lật tấm vải lụa cho tôi xem tác phẩm thứ 33 anh vừa hoàn thành. Đó là bức tượng bằng đá với tựa đề “Hồn nước”. Đây là chân dung của Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn 308 quân Tiên Phong tại Đền Giếng - Đền Hùng ngày 19/9/1954.
Tác phẩm hoàn thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 122 của Bác Hồ như một món quà thành kính dâng lên Người - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam .
Chị Bùi Thị Kim Tình, vợ anh Giang là một người phụ nữ thôn quê chất phác. Hai anh chị đều không có lương, cả gia đình sống chủ yếu dựa vào việc bán hàng và mấy sào ruộng. Cuộc sống nhiều lúc khó khăn. Thế nhưng hiểu và đồng cảm với việc làm của chồng, chị luôn âm thầm, lặng lẽ bên chồng, giúp anh yên tâm theo đuổi ước mơ của mình.
Dường như những tác phẩm của anh chứa trong đó là tình yêu nồng nàn với Bác, là sự say mê sáng tạo của người nghệ sỹ, là sự đồng cam cộng khổ của hai vợ chồng.
Chia tay anh Giang khi trời đã xế chiều. Hình ảnh một người nông dân bình dị, một người nghệ sỹ với tấm lòng và tình yêu dành cho Bác Hồ khiến tôi nhớ đến 2 câu thơ: Để cho đá thốt nên lời/ Thổi hồn vào đá cần người có tâm. Câu thơ ấy như dành tặng cho chính anh vậy.
Hy vọng rằng, ước mơ hoàn thành bảy bản thảo Di chúc của Bác Hồ lên đá và có một bảo tàng trưng bày những tác phẩm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ sẽ thành hiện thực.
Đó là những nguồn tư liệu vô giá để nhân dân hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng và nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh./.
Giữa những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi về khu 10, xã Sơn Vy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tìm gặp nghệ nhân Triệu Hoàng Giang, người đã có gần 20 năm dày công khắc họa hình tượng của Bác Hồ vào đá.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi bước chân vào nhà anh Triệu Hoàng Giang đó chính là những bức hình của Bác và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được treo ở những vị trí trang trọng nhất.
Căn nhà bây giờ chỉ còn lối đi lại rất nhỏ, toàn bộ những vị trí trang trọng nhất và diện tích của ngôi nhà anh dành để đặt những bức tranh đá về Bác Hồ. Những bức tranh đá được đặt ngay ngắn trên những chiếc giá cao, và được bao bọc bởi những tấm lụa đỏ.
Anh Giang tâm sự vốn là một nông dân, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, 8 tuổi anh mồ côi cha. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã bộc lộ năng khiếu hội họa.
Năm 1978, sau khi học xong phổ thông trung học, anh được đi xét tuyển lao động, học tập ở Bulgaria chuyên ngành cơ khí chế tạo máy.
Những năm tháng ở nước ngoài, anh thường đến một số nước ở Châu Âu để tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Trong một lần vào khách sạn Bông lúa vàng (ở nước Nga), anh tình cờ nhìn thấy ảnh của Bác được đặt ngay trước tiền sảnh khách sạn. Niềm tự hào vì mình là người Việt Nam, một người con sinh ra và lớn lên đất Tổ vua Hùng khiến anh cảm thấy vô cùng xúc động.
Ngay lúc đó, anh đã nung nấu ý tưởng muốn nhân dân thế giới hiểu hơn về Bác Hồ trên chính mảnh đất bạn bằng những bức tranh bằng đá.
Năm 1988, anh được tham dự một triển lãm điêu khắc nổi tiếng tại Châu Âu, được gặp các nghệ nhân điêu khắc hàng đầu cộng với tình yêu nồng nàn dành cho Bác đã thôi thúc anh thực hiện ý tưởng làm một bộ bức tranh bằng đá về cuộc đời hoạt động cách mạng và con người Hồ Chủ tịch.
Anh đã tìm đến một số cơ sở điêu khắc đá nghệ thuật để mày mò, học hỏi. Tuy nhiên, thời điểm đó còn nhiều khó khăn nên anh chưa thực hiện được ước mơ của mình.
Năm 1991, anh về nước và lập gia đình. Bằng số tiền ít ỏi kiếm được trong thời gian ở nước ngoài, vợ chồng anh Giang mở quán bán hàng, sửa đồng hồ và làm thêm một số việc khác để kiếm kế sinh nhai. Trở về nước anh không theo nghề cơ khí đã được học mà rẽ hẳn sang con đường nghệ thuật.
Cuộc sống nhọc nhằn với bao lo toan nhưng trái tim người nghệ sỹ vẫn không nản để theo đuổi ước mơ của mình. Hàng tháng anh bỏ ra không ít thời gian, công sức để đi khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước tìm nguyên liệu đá phù hợp với công việc chế tác tranh.
Năm 1997, theo sự mách bảo của một người bạn am hiểu về địa chất, anh mới tìm được loại đá có độ nhẵn, mịn, rắn tại Thanh Hóa đúng theo yêu cầu để khắc tranh.
Năm 1999, anh mở xưởng khắc đá thủ công tại gia đình và bắt tay tạc tranh về Bác.
Bức tranh đầu tiên anh lựa chọn để khắc họa là hình ảnh Bác Hồ đang quan sát tại Chiến dịch Đông Khê năm 1950. Sau hơn nửa năm, tác phẩm đầu tay của anh đã hoàn thành.
Với không gian ba chiều, khắc nổi, hình ảnh Bác trong chiến dịch biên giới thật giản dị. Người vẫn ở đó, vẫn chiếc quần xắn qua gối, chiếc mũ bộ đội, đôi mắt sáng ngời…Hình ảnh của Bác như âm thầm thôi thúc trong anh làm ra những tác phẩm sống động ghi lại đầy đủ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Anh lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Bác Hồ căn dặn các chiến sỹ trước Đền Hùng; Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập; Bác Hồ và đồng chí Voroshilov, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam năm 1957; Bác về thăm lại Pác Bó - Cao Bằng…
Tuyệt tác công phu và tâm đắc nhất của anh Triệu Hoàng Giang, chính là việc chuyển tải bút tích bản thảo Di chúc của Bác Hồ lên mặt đá. Từ những nét chữ, nét gạch xóa của Bác đều giống y hệt như bản gốc. Điều độc nhất vô nhị là tất cả những nét chữ đều được khắc nổi.
Để làm được điều đó, anh Giang đã phải làm việc miệt mài làm việc ròng rã trong vòng 19 tháng trời, trung bình mỗi ngày anh khắc được một, hai con chữ. Anh Giang cho biết việc khắc trên đá đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất và không được phép sửa.
Công việc đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về khối óc và sự lao động nghiêm túc. Đặc biệt, việc khắc họa đôi mắt và nụ cười của Bác ở trong từng thời điểm. Do đó, một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 23 giờ đêm, đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất để nghệ thuật cất cánh.
Vừa trò chuyện, anh vừa nhẹ nhàng lật tấm vải lụa cho tôi xem tác phẩm thứ 33 anh vừa hoàn thành. Đó là bức tượng bằng đá với tựa đề “Hồn nước”. Đây là chân dung của Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn 308 quân Tiên Phong tại Đền Giếng - Đền Hùng ngày 19/9/1954.
Tác phẩm hoàn thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 122 của Bác Hồ như một món quà thành kính dâng lên Người - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam .
Chị Bùi Thị Kim Tình, vợ anh Giang là một người phụ nữ thôn quê chất phác. Hai anh chị đều không có lương, cả gia đình sống chủ yếu dựa vào việc bán hàng và mấy sào ruộng. Cuộc sống nhiều lúc khó khăn. Thế nhưng hiểu và đồng cảm với việc làm của chồng, chị luôn âm thầm, lặng lẽ bên chồng, giúp anh yên tâm theo đuổi ước mơ của mình.
Dường như những tác phẩm của anh chứa trong đó là tình yêu nồng nàn với Bác, là sự say mê sáng tạo của người nghệ sỹ, là sự đồng cam cộng khổ của hai vợ chồng.
Chia tay anh Giang khi trời đã xế chiều. Hình ảnh một người nông dân bình dị, một người nghệ sỹ với tấm lòng và tình yêu dành cho Bác Hồ khiến tôi nhớ đến 2 câu thơ: Để cho đá thốt nên lời/ Thổi hồn vào đá cần người có tâm. Câu thơ ấy như dành tặng cho chính anh vậy.
Hy vọng rằng, ước mơ hoàn thành bảy bản thảo Di chúc của Bác Hồ lên đá và có một bảo tàng trưng bày những tác phẩm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ sẽ thành hiện thực.
Đó là những nguồn tư liệu vô giá để nhân dân hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng và nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh./.
Vũ Thị Bắc (TTXVN)