Khi được hỏi về những kỷ niệm đặc biệt trong những lần được vinh dự đi quay phim về Bác Hồ, ông Điêu Chính Dụng, 80 tuổi, ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La không giấu nổi niềm xúc động. Những hồi ức không thể nào quên về hình ảnh vị cha già dân tộc dần dần được tái hiện trong ông.
Niềm khao khát được cầm máy của chàng trai dân tộc Thái
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng (hai người anh đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp), ngay từ khi còn bé, chàng trai Điêu Chính Dụng đã sớm nung nấu ý chí cách mạng.
Năm 1953, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông đã lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại Lai Châu. Trong thời gian này, có một đoàn làm phim về ghi lại cảnh sinh hoạt của những người lính. Lần đầu tiên được nhìn thấy chiếc máy ghi hình, ông tỏ ra rất thích thú và khát khao được cầm nó dù chỉ một lần.
Thế rồi niềm mơ ước khi đó của chàng trai Điêu Chính Dụng lại có thêm hy vọng khi cuối năm 1955, Dụng được chuyển đến Sở Văn hóa khu Tây Bắc. Tại đây, ông thường xuyên được tham gia vào các đoàn văn nghệ phục vụ nhu cầu của những người lính, vì thế ông có cơ hội được tiếp xúc với các đoàn làm phim nhiều hơn. Khi thấy các phóng viên tác nghiệp với máy quay phim, Dụng lân la tìm hiểu xin quay thử. Sau nhiều lần được tiếp xúc với máy quay, Dụng bắt đầu sử dụng thành thạo.
Sau đó, ông được cấp trên cử đi học lớp nghiệp vụ về quay phim. Khi hoàn thành khóa học, Dụng may mắn được giữ lại làm phóng viên tại xưởng phim thời sự-tài liệu Trung ương.
Ông nhớ lại: "Ngày ấy điều kiện để cho phóng viên tác nghiệp còn rất khó khăn, nguy hiểm luôn rình rập xung quanh mình bất cứ lúc nào. Quá trình tác nghiệp của tôi khó khăn gian khổ cũng nhiều, nhưng cũng có những lúc vui sướng, hạnh phúc. Đó là những lần được đi quay phim về Bác Hồ, được nghe Bác nói về nghề báo và đặc biệt là những lời dạy của Người về nguyên tắc, đạo đức cần có của một người làm báo chuyên nghiệp."
Hai lần vinh dự được quay phim về Bác
Ở cái tuổi gần đất xa trời, sức khỏe đã yếu đi nhiều nhưng giọng ông Điêu Chính Dụng vẫn hào sảng. Ông say sưa kể lại những kỷ niệm xúc động khi lần đầu tiên được làm phim về Bác Hồ.
Ông kể: "Ngày 1/12/1968, tôi và một phóng viên người dân tộc Tày được ban biên tập phân công đi quay đoàn dũng sỹ thiếu niên miền Nam ra Hà Nội thăm và báo cáo với Bác về những thành tích của các cháu trong chiến công diệt cơ giới của địch tại tiệm ăn. Sau khi nghe xong, Bác đã không khỏi nghẹn ngào khen các cháu thiếu nhi tuổi nhỏ mà gan dạ, dũng cảm. Lúc này, tôi nhanh chóng mở máy ghi lại những khoảng khắc của các cháu thiếu niên quây quần bên Bác, những vòng tay âu yếm... mà Bác dành cho thiếu niên."
Trong khi đang vui sướng vì lần đầu tiên được gặp Bác, hơn nữa lại được quay phim về Bác, ông Dụng được một nhân viên bảo vệ nói rằng Bác muốn gặp các nhà báo.
“Lúc này trong tôi xuất hiện rõ 2 cảm giác hỗn độn, không biết Bác cho gọi lại để căn dặn điều gì hay là trong lúc quay phim tôi đã làm gì sai khiến Bác không vui, tôi mang trong mình trạng thái lo âu, trống ngực cứ đánh lên từng hồi đi vào gặp Bác,” ông Dụng nhớ lại.
Tuy nhiên, trái ngược hẳn với suy nghĩ của ông Dụng, Bác từ tốn hỏi thăm sức khỏe, công việc của các phóng viên, rồi Bác kể về các tấm gương, các cách làm báo hay của phóng viên nước ngoài và Người không quên dặn dò: “Bác có mấy ý thế này nhé: Thứ nhất, nghệ thuật quay phim, chụp ảnh của các cháu không đơn thuần là để giải trí mà còn làm công tác chính trị-tư tưởng tuyên truyền giáo dục cho nhân dân. Thứ hai, đất nước đang chiến tranh, phải cố gắng ghi lấy những hình ảnh tội ác của đế quốc Mỹ một cách chân thực nhất để tố cáo trước nhân dân thế giới...”
Lần thứ hai ông Dụng được quay phim về Bác là vào ngày mùng 2 Tết âm lịch năm 1969 khi Bác đến trồng cây tại tỉnh Hà Tây. Lúc này tình hình sức khỏe của Bác đã bắt đầu yếu dần. Khi xe đến nơi, những người bảo vệ dìu Bác xuống xe và lấy ghế mời Bác ngồi. Tuy nhiên, Bác không ngồi trên ghế cao mà ngồi xuống thấp cùng mọi người. Thấy vậy bà con cũng liền ngồi xuống quây quần bên Bác, nghe Bác kể chuyện.
Cho đến nay, ông Dụng vẫn nhớ như in hình ảnh người cha già của dân tộc, trong lúc sức khỏe đang ngày một yếu dần mà vẫn đi trồng cây cho các cháu mai sau.
“Lúc ấy tôi quay thật cẩn thận từng khoảng khắc mà Bác cầm cây đặt xuống hố, gạt đất vào và lấy nước tưới cho cây. Những hình ảnh này thực sự rất xúc động, nó mãi đi vào sâu trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam,” ông Dụng kể lại.
Với lòng nhiệt tình, khát khao cống hiến, trong những năm 70 của thế kỷ 20, ông Dụng được cấp trên cử sang Lào làm chuyên gia hướng dẫn quay phim. Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, nhớ lời Bác dạy, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
45 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bác Hồ, người cha già giản dị, hiền hậu với nụ cười trìu mến, luôn quan tâm thăm hỏi mọi người vẫn còn mãi khắc sâu trong trái tim ông./.
Niềm khao khát được cầm máy của chàng trai dân tộc Thái
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng (hai người anh đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp), ngay từ khi còn bé, chàng trai Điêu Chính Dụng đã sớm nung nấu ý chí cách mạng.
Năm 1953, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông đã lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại Lai Châu. Trong thời gian này, có một đoàn làm phim về ghi lại cảnh sinh hoạt của những người lính. Lần đầu tiên được nhìn thấy chiếc máy ghi hình, ông tỏ ra rất thích thú và khát khao được cầm nó dù chỉ một lần.
Thế rồi niềm mơ ước khi đó của chàng trai Điêu Chính Dụng lại có thêm hy vọng khi cuối năm 1955, Dụng được chuyển đến Sở Văn hóa khu Tây Bắc. Tại đây, ông thường xuyên được tham gia vào các đoàn văn nghệ phục vụ nhu cầu của những người lính, vì thế ông có cơ hội được tiếp xúc với các đoàn làm phim nhiều hơn. Khi thấy các phóng viên tác nghiệp với máy quay phim, Dụng lân la tìm hiểu xin quay thử. Sau nhiều lần được tiếp xúc với máy quay, Dụng bắt đầu sử dụng thành thạo.
Sau đó, ông được cấp trên cử đi học lớp nghiệp vụ về quay phim. Khi hoàn thành khóa học, Dụng may mắn được giữ lại làm phóng viên tại xưởng phim thời sự-tài liệu Trung ương.
Ông nhớ lại: "Ngày ấy điều kiện để cho phóng viên tác nghiệp còn rất khó khăn, nguy hiểm luôn rình rập xung quanh mình bất cứ lúc nào. Quá trình tác nghiệp của tôi khó khăn gian khổ cũng nhiều, nhưng cũng có những lúc vui sướng, hạnh phúc. Đó là những lần được đi quay phim về Bác Hồ, được nghe Bác nói về nghề báo và đặc biệt là những lời dạy của Người về nguyên tắc, đạo đức cần có của một người làm báo chuyên nghiệp."
Hai lần vinh dự được quay phim về Bác
Ở cái tuổi gần đất xa trời, sức khỏe đã yếu đi nhiều nhưng giọng ông Điêu Chính Dụng vẫn hào sảng. Ông say sưa kể lại những kỷ niệm xúc động khi lần đầu tiên được làm phim về Bác Hồ.
Ông kể: "Ngày 1/12/1968, tôi và một phóng viên người dân tộc Tày được ban biên tập phân công đi quay đoàn dũng sỹ thiếu niên miền Nam ra Hà Nội thăm và báo cáo với Bác về những thành tích của các cháu trong chiến công diệt cơ giới của địch tại tiệm ăn. Sau khi nghe xong, Bác đã không khỏi nghẹn ngào khen các cháu thiếu nhi tuổi nhỏ mà gan dạ, dũng cảm. Lúc này, tôi nhanh chóng mở máy ghi lại những khoảng khắc của các cháu thiếu niên quây quần bên Bác, những vòng tay âu yếm... mà Bác dành cho thiếu niên."
Trong khi đang vui sướng vì lần đầu tiên được gặp Bác, hơn nữa lại được quay phim về Bác, ông Dụng được một nhân viên bảo vệ nói rằng Bác muốn gặp các nhà báo.
“Lúc này trong tôi xuất hiện rõ 2 cảm giác hỗn độn, không biết Bác cho gọi lại để căn dặn điều gì hay là trong lúc quay phim tôi đã làm gì sai khiến Bác không vui, tôi mang trong mình trạng thái lo âu, trống ngực cứ đánh lên từng hồi đi vào gặp Bác,” ông Dụng nhớ lại.
Tuy nhiên, trái ngược hẳn với suy nghĩ của ông Dụng, Bác từ tốn hỏi thăm sức khỏe, công việc của các phóng viên, rồi Bác kể về các tấm gương, các cách làm báo hay của phóng viên nước ngoài và Người không quên dặn dò: “Bác có mấy ý thế này nhé: Thứ nhất, nghệ thuật quay phim, chụp ảnh của các cháu không đơn thuần là để giải trí mà còn làm công tác chính trị-tư tưởng tuyên truyền giáo dục cho nhân dân. Thứ hai, đất nước đang chiến tranh, phải cố gắng ghi lấy những hình ảnh tội ác của đế quốc Mỹ một cách chân thực nhất để tố cáo trước nhân dân thế giới...”
Lần thứ hai ông Dụng được quay phim về Bác là vào ngày mùng 2 Tết âm lịch năm 1969 khi Bác đến trồng cây tại tỉnh Hà Tây. Lúc này tình hình sức khỏe của Bác đã bắt đầu yếu dần. Khi xe đến nơi, những người bảo vệ dìu Bác xuống xe và lấy ghế mời Bác ngồi. Tuy nhiên, Bác không ngồi trên ghế cao mà ngồi xuống thấp cùng mọi người. Thấy vậy bà con cũng liền ngồi xuống quây quần bên Bác, nghe Bác kể chuyện.
Cho đến nay, ông Dụng vẫn nhớ như in hình ảnh người cha già của dân tộc, trong lúc sức khỏe đang ngày một yếu dần mà vẫn đi trồng cây cho các cháu mai sau.
“Lúc ấy tôi quay thật cẩn thận từng khoảng khắc mà Bác cầm cây đặt xuống hố, gạt đất vào và lấy nước tưới cho cây. Những hình ảnh này thực sự rất xúc động, nó mãi đi vào sâu trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam,” ông Dụng kể lại.
Với lòng nhiệt tình, khát khao cống hiến, trong những năm 70 của thế kỷ 20, ông Dụng được cấp trên cử sang Lào làm chuyên gia hướng dẫn quay phim. Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, nhớ lời Bác dạy, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
45 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bác Hồ, người cha già giản dị, hiền hậu với nụ cười trìu mến, luôn quan tâm thăm hỏi mọi người vẫn còn mãi khắc sâu trong trái tim ông./.
Công Luật (TTXVN)