Đã gặp ông nhiều lần, nhưng lần nào cũng là một kỷ niệm ý nghĩa và khó quên đối với chúng tôi, bởi trong mỗi câu chuyện, ông luôn truyền nhiệt huyết và cảm hứng cho người đối diện. Nhưng trên hết, ông là một "người bạn lớn" của Việt Nam.
Tom Uren - vị chính khách "đặc biệt" và luôn tự nhận mình có "mối lương duyên" với Việt Nam - đã có hơn nửa thế kỷ làm chính trị và suốt quãng thời gian đó cho đến tận bây giờ, Việt Nam luôn luôn chiếm trọn trái tim ông.
Và nhân dân Việt Nam cũng luôn nhớ đến Tom Uren, một người tràn đầy nhiệt huyết đấu tranh vì sự chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Nhân chuyến thăm chính thức Australia tháng 9/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi đến Sydney đã gửi tặng ông một chiếc đĩa khảm trai khổ lớn có hình Tháp Bút bên Hồ Hoàn Kiếm.
Tiếp phái đoàn Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đến trao tặng quà của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong căn nhà gỗ nhỏ nhìn ra bờ biển, khi nhắc đến cái tên Việt Nam, với sự minh mẫn lạ thường của một người ở độ tuổi 90, ông có thể nhớ đến từng chi tiết, ngày tháng, sự kiện, mà theo cách ông thường nói đó là "những dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi."
Tom Uren cho biết năm 1962 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông, bởi đó là sự khởi đầu của hành trình hàng chục năm đấu tranh vì tự do và công lý cho Việt Nam của ông.
Vị lãnh tụ phe tả trong Công đảng cũng chính là nghị sỹ đầu tiên phản đối gay gắt quyết định của Chính phủ Australia khi đó gửi cố vấn quân sự sang hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
Tom Uren, cùng với một số bạn bè chung chí hướng trong Công đảng, đã kiên trì thuyết phục Công đảng ủng hộ quan điểm "Australia không nên dính líu vào cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam."
Ông chia sẻ, không hiểu sao thời điểm đó ông lại có những quyết định táo bạo, mà theo lý giải của ông phải chăng đó là "ngọn lửa tuổi trẻ" thôi thúc cần làm một điều gì đó có ý nghĩa cho con người và cho nền hòa bình trên thế giới. Ông cho biết thời điểm đó cũng có rất nhiều thanh niên có cùng "khí thế" như ông, nhưng ông là người "dám làm và chịu trách nhiệm với những việc làm đó."
Ông nói: "Tôi không thể giải thích lý do tại sao. Chỉ có một điều chắc chắn rằng tôi căm ghét chiến tranh và thấu hiểu sự tàn bạo của cuộc chiến. Bất kỳ ai yêu chuộng lẽ phải và hòa bình trong những năm tháng đó đều không thể không ủng hộ Việt Nam."
Chưa từng tới Việt Nam, chưa biết gì nhiều về Việt Nam, nhưng vị chính khách trẻ lúc đó đã nguyện đứng chung hàng ngũ những người bạn của đất nước này. Khi Công đảng ủng hộ Mỹ ném bom miền Bắc và Chính phủ Australia gửi quân tham chiến tại Việt Nam, Tom Uren trở thành lãnh tụ của phe tả trong đảng, đại diện của những chính trị gia phản chiến.
Thời điểm đó, trong mắt Chính phủ, ông là "kẻ ương bướng," còn trong mắt các sinh viên, trí thức phản chiến, ông là lãnh tụ tinh thần của họ.
Đầu những năm 1970, cuộc chiến tranh tại Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, nhưng Việt Nam đã có thêm nhiều động lực mới khi nhiều nơi trên thế giới, các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam liên tiếp nổ ra.
Năm 1971, Công đảng lên nắm quyền lãnh đạo Australia. Tại Sydney, cuộc biểu tình lớn thứ hai của hàng ngàn sinh viên phản đối quân đội Australia tham gia chiến tranh Việt Nam đã bị đàn áp, với hơn 200 sinh viên bị bỏ tù và đưa ra tòa.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như "chính khách" Công đảng Tom Uren không đứng lên ngay giữa phiên tòa và đòi quan tòa xử lý những cảnh sát đã đối xử tàn tệ với các sinh viên. Kết quả của hành động này là ông bị bỏ tù vào đúng ngày lễ Phục sinh.
Những rắc rối liên quan tới quan điểm phản chiến của vị nghị sỹ trẻ không dừng lại ở đó. Một năm sau, khi vừa mới được bổ nhiệm làm bộ trưởng trong Chính phủ Australia, Tom Uren đã "gây chiến" với Tổng thống Mỹ Nixon. Tháng 12/1972, bất chấp mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Mỹ và Australia, Tom Uren đã gọi Tổng thống Mỹ Richard Nixon là kẻ "ngạo mạn và đạo đức giả" với "tham vọng vô lý và trò hai mang."
Ngay sau quyết định nối lại ném bom miền Bắc Việt Nam của Tổng thống Mỹ Nixon, Tom Uren đã có bài phát biểu hùng hồn, thể hiện rõ quan điểm của ông đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam.
Ông nói: "Ngày hôm nay, tôi phát biểu với tư cách là một người bạn quốc tế của những người anh em Việt Nam đang phải hứng chịu sự thống khổ đến tột cùng của nhân loại. Chính sách ngoại giao sử dụng vũ lực do Tổng thống Nixon đang thực hiện tại Việt Nam hiện nay chỉ có thể được xem như một minh chứng tồi tệ nhất của sự thảm sát và hủy diệt."
Ông nhấn mạnh: "Với tư cách là những đồng chí của những người anh em Việt Nam, chúng ta đòi hỏi phải chấm dứt việc ném bom và ký kết hiệp định hòa bình. Đây là cách duy nhất để người dân Việt Nam quyết định những vấn đề của họ theo cách riêng của họ."
Năm 1973, ông đến Pháp chứng kiến lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bằng ảnh hưởng chính trị của mình, Tom Uren cùng với một số chính khách lãnh đạo Công đảng đã tích cực vận động để Chính phủ Australia thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26/2/1973.
Sau khi Việt Nam thống nhất, Tom Uren cùng với nhiệt huyết của mình đã luôn nổ lực nhằm thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia ngày càng phát triển.
Ở tuổi 90, Tom Uren lẽ ra có thể có một cuộc sống yên bình trong căn nhà nhỏ bằng lương hưu, nhưng ông không "ngồi yên," cuộc đấu tranh vì hòa bình và môi trường trên thế giới vẫn tiếp tục cháy bỏng trong ông. Trong cuốn sách gần đây về Tom Uren mang tựa đề "Cuộc đấu tranh," tác giả Martin Flanagan đã mô tả ông là "một người cao tuổi có những quan điểm cần được lắng nghe."
Con đường nhỏ mang tên Tom Uren chạy men theo bờ biển tới một ngôi nhà nhỏ, nơi ông đang sống hạnh phúc cùng gia đình. Vị chính khách cương trực đã nhận được những tình cảm xứng đáng của người dân Australia không chỉ bởi giá trị trong chính con người ông, mà còn bởi ông đã có một cuộc đời vô cùng ý nghĩa chống lại cái ác./.
Tom Uren - vị chính khách "đặc biệt" và luôn tự nhận mình có "mối lương duyên" với Việt Nam - đã có hơn nửa thế kỷ làm chính trị và suốt quãng thời gian đó cho đến tận bây giờ, Việt Nam luôn luôn chiếm trọn trái tim ông.
Và nhân dân Việt Nam cũng luôn nhớ đến Tom Uren, một người tràn đầy nhiệt huyết đấu tranh vì sự chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Nhân chuyến thăm chính thức Australia tháng 9/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi đến Sydney đã gửi tặng ông một chiếc đĩa khảm trai khổ lớn có hình Tháp Bút bên Hồ Hoàn Kiếm.
Tiếp phái đoàn Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đến trao tặng quà của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong căn nhà gỗ nhỏ nhìn ra bờ biển, khi nhắc đến cái tên Việt Nam, với sự minh mẫn lạ thường của một người ở độ tuổi 90, ông có thể nhớ đến từng chi tiết, ngày tháng, sự kiện, mà theo cách ông thường nói đó là "những dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi."
Tom Uren cho biết năm 1962 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông, bởi đó là sự khởi đầu của hành trình hàng chục năm đấu tranh vì tự do và công lý cho Việt Nam của ông.
Vị lãnh tụ phe tả trong Công đảng cũng chính là nghị sỹ đầu tiên phản đối gay gắt quyết định của Chính phủ Australia khi đó gửi cố vấn quân sự sang hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
Tom Uren, cùng với một số bạn bè chung chí hướng trong Công đảng, đã kiên trì thuyết phục Công đảng ủng hộ quan điểm "Australia không nên dính líu vào cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam."
Ông chia sẻ, không hiểu sao thời điểm đó ông lại có những quyết định táo bạo, mà theo lý giải của ông phải chăng đó là "ngọn lửa tuổi trẻ" thôi thúc cần làm một điều gì đó có ý nghĩa cho con người và cho nền hòa bình trên thế giới. Ông cho biết thời điểm đó cũng có rất nhiều thanh niên có cùng "khí thế" như ông, nhưng ông là người "dám làm và chịu trách nhiệm với những việc làm đó."
Ông nói: "Tôi không thể giải thích lý do tại sao. Chỉ có một điều chắc chắn rằng tôi căm ghét chiến tranh và thấu hiểu sự tàn bạo của cuộc chiến. Bất kỳ ai yêu chuộng lẽ phải và hòa bình trong những năm tháng đó đều không thể không ủng hộ Việt Nam."
Chưa từng tới Việt Nam, chưa biết gì nhiều về Việt Nam, nhưng vị chính khách trẻ lúc đó đã nguyện đứng chung hàng ngũ những người bạn của đất nước này. Khi Công đảng ủng hộ Mỹ ném bom miền Bắc và Chính phủ Australia gửi quân tham chiến tại Việt Nam, Tom Uren trở thành lãnh tụ của phe tả trong đảng, đại diện của những chính trị gia phản chiến.
Thời điểm đó, trong mắt Chính phủ, ông là "kẻ ương bướng," còn trong mắt các sinh viên, trí thức phản chiến, ông là lãnh tụ tinh thần của họ.
Đầu những năm 1970, cuộc chiến tranh tại Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, nhưng Việt Nam đã có thêm nhiều động lực mới khi nhiều nơi trên thế giới, các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam liên tiếp nổ ra.
Năm 1971, Công đảng lên nắm quyền lãnh đạo Australia. Tại Sydney, cuộc biểu tình lớn thứ hai của hàng ngàn sinh viên phản đối quân đội Australia tham gia chiến tranh Việt Nam đã bị đàn áp, với hơn 200 sinh viên bị bỏ tù và đưa ra tòa.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như "chính khách" Công đảng Tom Uren không đứng lên ngay giữa phiên tòa và đòi quan tòa xử lý những cảnh sát đã đối xử tàn tệ với các sinh viên. Kết quả của hành động này là ông bị bỏ tù vào đúng ngày lễ Phục sinh.
Những rắc rối liên quan tới quan điểm phản chiến của vị nghị sỹ trẻ không dừng lại ở đó. Một năm sau, khi vừa mới được bổ nhiệm làm bộ trưởng trong Chính phủ Australia, Tom Uren đã "gây chiến" với Tổng thống Mỹ Nixon. Tháng 12/1972, bất chấp mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Mỹ và Australia, Tom Uren đã gọi Tổng thống Mỹ Richard Nixon là kẻ "ngạo mạn và đạo đức giả" với "tham vọng vô lý và trò hai mang."
Ngay sau quyết định nối lại ném bom miền Bắc Việt Nam của Tổng thống Mỹ Nixon, Tom Uren đã có bài phát biểu hùng hồn, thể hiện rõ quan điểm của ông đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam.
Ông nói: "Ngày hôm nay, tôi phát biểu với tư cách là một người bạn quốc tế của những người anh em Việt Nam đang phải hứng chịu sự thống khổ đến tột cùng của nhân loại. Chính sách ngoại giao sử dụng vũ lực do Tổng thống Nixon đang thực hiện tại Việt Nam hiện nay chỉ có thể được xem như một minh chứng tồi tệ nhất của sự thảm sát và hủy diệt."
Ông nhấn mạnh: "Với tư cách là những đồng chí của những người anh em Việt Nam, chúng ta đòi hỏi phải chấm dứt việc ném bom và ký kết hiệp định hòa bình. Đây là cách duy nhất để người dân Việt Nam quyết định những vấn đề của họ theo cách riêng của họ."
Năm 1973, ông đến Pháp chứng kiến lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bằng ảnh hưởng chính trị của mình, Tom Uren cùng với một số chính khách lãnh đạo Công đảng đã tích cực vận động để Chính phủ Australia thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26/2/1973.
Sau khi Việt Nam thống nhất, Tom Uren cùng với nhiệt huyết của mình đã luôn nổ lực nhằm thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia ngày càng phát triển.
Ở tuổi 90, Tom Uren lẽ ra có thể có một cuộc sống yên bình trong căn nhà nhỏ bằng lương hưu, nhưng ông không "ngồi yên," cuộc đấu tranh vì hòa bình và môi trường trên thế giới vẫn tiếp tục cháy bỏng trong ông. Trong cuốn sách gần đây về Tom Uren mang tựa đề "Cuộc đấu tranh," tác giả Martin Flanagan đã mô tả ông là "một người cao tuổi có những quan điểm cần được lắng nghe."
Con đường nhỏ mang tên Tom Uren chạy men theo bờ biển tới một ngôi nhà nhỏ, nơi ông đang sống hạnh phúc cùng gia đình. Vị chính khách cương trực đã nhận được những tình cảm xứng đáng của người dân Australia không chỉ bởi giá trị trong chính con người ông, mà còn bởi ông đã có một cuộc đời vô cùng ý nghĩa chống lại cái ác./.
Tom Uren (tên chính thức là Thomas Uren) sinh năm 1921 trong một gia đình lao động ở ngoại ô Sydney. Thời trẻ, ông là một người say mê thể thao và từng tham gia trận chung kết giải quyền Anh hạng nặng của Australia khi mới 19 tuổi. Tom Uren làm đơn xin gia nhập quân đội Australia tháng 5/1939 và bị bắt làm tù binh của phátxít Nhật trong thời gian Chiến tranh Thế giới 2. Khi là tù binh trong trại giam ở Nhật Bản, ông đã tận mắt chứng kiến vầng cầu lửa ở phía xa sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki. Ông được bầu làm Hạ nghị sĩ lần đầu tiên vào năm 1958 và đại diện cho khu vực Reid ở phía Tây Sydney trong Quốc hội Australia cho tới 32 năm sau đó. Tom Uren là Bộ trưởng Nội các phụ trách đô thị và phát triển khu vực dưới thời Thủ tướng Gough Whitlam từ năm 1972-1975. Những năm sau đó, ông làm bộ trưởng phụ trách chính quyền địa phương và dịch vụ hành chính dưới thời Thủ tướng Bob Hawke cho tới sau cuộc bầu cử năm 1987. Tom Uren nghỉ hưu, rời khỏi Quốc hội Australia vào năm 1990. |
Ngọc Quang-Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)