Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, chiều 28/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức cuộc gặp truyền thống hàng năm với doanh nghiệp và báo chí Nga-Việt đầu năm 2013.
Tới dự có các đại diện Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Phát triển Kinh tế, Phòng Thương mại-Công nghiệp, chính quyền Mátxcơva, đông đảo đại diện các tập đoàn và công ty lớn của Nga cũng như liên doanh Nga-Việt trong lĩnh vực dầu-khí gồm Zarubezhneft, Gazprom, GazpromViet, Rosneft cùng đại diện nhiều phương tiện truyền thông Nga và ba cơ quan báo chí Việt Nam hoạt động tại Nga là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam Phạm Xuân Sơn đã điểm lại tình hình Việt Nam và quan hệ Việt-Nga trong năm qua. Đại sứ nêu rõ bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2012 đã tăng 5,2%, đời sống của dân chúng ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Về đối ngoại, quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga năm 2012 đã được nâng lên cấp đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến thăm chính thức Mátxcơva của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Năm qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Valentina Matvienko cũng đã thăm chính thức Việt Nam.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đạt mức kỷ lục hơn 3,6 tỷ USD và hai bên đang cố gắng nâng lên mức 7 tỷ USD vào năm 2015. Quan hệ hợp tác và tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ-ngành và tỉnh-thành của hai nước cũng đã được tăng cường thêm một bước. Năm 2012, đã có gần 200.000 lượt người Nga du lịch Việt Nam.
Về quan hệ Việt-Nga năm 2013, Đại sứ thông báo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Liên bang Nga vào thời gian tới.
Đồng thời, hai bên quyết tâm và nỗ lực thực hiện thắng lợi những dự án ưu tiên được thông qua tại khóa họp thứ XV Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Việt Nam-Liên bang Nga.
Đại sứ cho biết vào cuối tháng Ba này, Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan sẽ bắt đầu đàm phán về khả năng thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) bốn bên.
Tại cuộc gặp, các đại biểu Nga đã ôn lại những kỷ niệm đẹp và sâu sắc khi đến thăm Việt Nam, nêu bật tình hữu nghị bền vững, tình cảm chân thành và lòng mến khách mà người dân Việt Nam dành cho họ nói riêng và người Nga nói chung.
Các đại biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và tăng cường tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Một số đại biểu đã nêu những kiến nghị cụ thể để thúc đẩy hơn quan hệ Việt-Nga như sớm ký FTA bốn bên nhằm tận dụng thế mạnh và ưu việt của khu vực thương mại tự do này trong quan hệ song phương và đa phương, mở rộng cơ cấu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga, tăng cường trao đổi sản phẩm công nghệ cao, hợp tác xuất khẩu gạo và nông sản khác của Việt Nam sang các nước thứ ba, mở rộng hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước, tăng cường quảng bá hàng hóa cho nhau và giúp nhau đào tạo cán bộ cho tương lai, trước hết trong các ngành mũi nhọn gồm năng lượng và nhiên liệu, tăng cường trao đổi giữa người dân để hiểu hơn về văn hóa cũng như phong tục-tập quán của nhau.../.
Tới dự có các đại diện Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Phát triển Kinh tế, Phòng Thương mại-Công nghiệp, chính quyền Mátxcơva, đông đảo đại diện các tập đoàn và công ty lớn của Nga cũng như liên doanh Nga-Việt trong lĩnh vực dầu-khí gồm Zarubezhneft, Gazprom, GazpromViet, Rosneft cùng đại diện nhiều phương tiện truyền thông Nga và ba cơ quan báo chí Việt Nam hoạt động tại Nga là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam Phạm Xuân Sơn đã điểm lại tình hình Việt Nam và quan hệ Việt-Nga trong năm qua. Đại sứ nêu rõ bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2012 đã tăng 5,2%, đời sống của dân chúng ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Về đối ngoại, quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga năm 2012 đã được nâng lên cấp đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến thăm chính thức Mátxcơva của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Năm qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Valentina Matvienko cũng đã thăm chính thức Việt Nam.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đạt mức kỷ lục hơn 3,6 tỷ USD và hai bên đang cố gắng nâng lên mức 7 tỷ USD vào năm 2015. Quan hệ hợp tác và tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ-ngành và tỉnh-thành của hai nước cũng đã được tăng cường thêm một bước. Năm 2012, đã có gần 200.000 lượt người Nga du lịch Việt Nam.
Về quan hệ Việt-Nga năm 2013, Đại sứ thông báo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Liên bang Nga vào thời gian tới.
Đồng thời, hai bên quyết tâm và nỗ lực thực hiện thắng lợi những dự án ưu tiên được thông qua tại khóa họp thứ XV Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Việt Nam-Liên bang Nga.
Đại sứ cho biết vào cuối tháng Ba này, Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan sẽ bắt đầu đàm phán về khả năng thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) bốn bên.
Tại cuộc gặp, các đại biểu Nga đã ôn lại những kỷ niệm đẹp và sâu sắc khi đến thăm Việt Nam, nêu bật tình hữu nghị bền vững, tình cảm chân thành và lòng mến khách mà người dân Việt Nam dành cho họ nói riêng và người Nga nói chung.
Các đại biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và tăng cường tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Một số đại biểu đã nêu những kiến nghị cụ thể để thúc đẩy hơn quan hệ Việt-Nga như sớm ký FTA bốn bên nhằm tận dụng thế mạnh và ưu việt của khu vực thương mại tự do này trong quan hệ song phương và đa phương, mở rộng cơ cấu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga, tăng cường trao đổi sản phẩm công nghệ cao, hợp tác xuất khẩu gạo và nông sản khác của Việt Nam sang các nước thứ ba, mở rộng hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước, tăng cường quảng bá hàng hóa cho nhau và giúp nhau đào tạo cán bộ cho tương lai, trước hết trong các ngành mũi nhọn gồm năng lượng và nhiên liệu, tăng cường trao đổi giữa người dân để hiểu hơn về văn hóa cũng như phong tục-tập quán của nhau.../.
(TTXVN)