Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được duy trì từ nhiều năm nay và đã đạt được những kết quả đáng kể.
Để có được những kết quả ấy, không thể không nhắc tới đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng. Với công việc của mình, họ đã góp phần giúp cho một số người ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Anh T. năm nay hơn 50 tuổi, hiện đang tham gia nhóm đồng đẳng viên của huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trước đây anh từng có cuộc sống khá yên ổn với nghề “gõ đầu trẻ”. Do một phút nông nổi, anh đã sa chân vào con đường nghiện hút, khi nhận ra thì đã quá muộn. Ma túy khiến anh mất tất cả: nghề nghiệp, gia đình, vợ con và cả tuổi thanh xuân. Anh quyết tâm cai nghiện và anh đã thành công.
Khi Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV do Dự án DIFID (của Na Uy) tài trợ được triển khai tại huyện Long Điền, anh T. rất tích cực tham gia với tư cách của một đồng đẳng viên tuyên truyền.
Hàng ngày, anh gặp gỡ những đối tượng nghiện ma túy - những người cũng giống như anh của gần 20 năm về trước - để vận động, tuyên truyền họ về cách phòng chống HIV/AIDS. Rủ rỉ nói về tác hại của ma túy, của việc dùng chung bơm kim tiêm, mối nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ…, rất nhiều lần anh T. lấy chính bài học của cuộc đời mình để làm minh chứng.
Anh T. kể: “Khi mới bắt đầu tham gia chương trình, mình cũng bỡ ngỡ, chưa quen. Sau một thời gian, mình thấy đây là công tác xã hội rất cần thiết, nhất là trước đây mình từng trải qua những ngày tháng đau khổ nên mình đã cố gắng để làm cho xã hội tốt đẹp hơn và cuộc sống ý nghĩa hơn”.
Chị Lê Hồng Yến (thành phố Vũng Tàu) lại đến với công việc của một đồng đẳng viên qua lời giới thiệu của một người bạn. Phần lớn các đồng đẳng viên tham gia Chương trình đều là những người “trong cuộc”, tức là những người từng nghiện ma túy, làm gái mại dâm, thậm chí có người đã nhiễm HIV/AIDS… để nhằm mục đích “lời nói của những người trong cuộc sẽ có sức thuyết phục hơn khi đi vận động”.
Không thuộc những đối tượng đó nhưng chị Yến lại rất kiên trì, nhiệt tình và hết mình với công việc. Đối tượng tiếp cận của chị là gái mại dâm, tiếp viên nhà hàng - những người không dễ làm quen, bắt chuyện. Đến bây giờ Yến đã trở thành một đồng đẳng viên “có hạng”, thường xuyên đạt giải cao tại các hội thi đồng đẳng viên tuyên truyền do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức.
Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được triển khai tại Bà Rịa-Vũng Tàu với sự tài trợ từ một số dự án nước ngoài như Dự án LIFE-GAP (Hoa Kỳ), Dự án DIFID (Na Uy).
Từ những dự án này, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng một lực lượng đồng đẳng viên khá “hùng hậu” và chuyên nghiệp, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vũng Tàu và huyện Long Điền. Họ là những người từng qua một thời lầm lỡ, người nghiện hút ma túy, người buôn phấn bán hương, có người không may “dính AIDS” nhưng chính lời nói, câu chuyện, bài học thực tế của họ lại có sức thuyết phục.
Những đồng đẳng viên được đào tạo, cập nhật kiến thức và cung cấp một số phương tiện, tài liệu hỗ trợ nhằm phục vụ công tác tư vấn, can thiệp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
Bác sỹ Bùi Minh Kha - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, các đồng đẳng viên là nhóm hoạt động rất cần thiết của Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Họ đóng vai trò quan trọng, là cầu nối trung gian giữa người quản lý, điều hành chương trình với cộng đồng.
Hầu hết các đồng đẳng viên trước kia đã từng thuộc nhóm đối tượng mại dâm, nghiện hút. Chính họ khi giác ngộ đã giúp mọi người hiểu được về thực chất cộng đồng đó, tiếp cận với đối tượng đích mà chúng ta quan tâm.
Tuy nhiên, để có thể “trụ” lại với công việc, các đồng đẳng viên đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Như Lê Hồng Yến, khi mới “thổ lộ” ý định đi làm đồng đẳng viên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Khi thuyết phục được gia đình, cô lại vấp phải khó khăn khi tiếp cận với những đối tượng (mà Yến quen gọi là “thân chủ”) của mình.
Là những gái mại dâm, chủ nhà hàng, khách sạn, nhiều người không muốn nhắc đến quá khứ của mình, có người lại nghi ngờ Yến là người của…công an nên nhất định không chịu hợp tác. Mỗi người một thái độ, người xa lánh, người e dè, có người lại bất cần, chửi thẳng mặt, thậm chí…suỵt chó ra đuổi.
Lê Hồng Yến kể: "Ban đầu 'thân chủ' của em chưa hiểu được mục đích và nguyện vọng của tụi em đến với chương trình này. Mình cũng phải thông cảm vì họ làm nghề nhạy cảm như vậy, thấy người lạ đến là sợ, tưởng là công an nên với tụi em họ hững hờ, lạnh nhạt. Nhưng một thời gian sau người ta hiểu được nên bây giờ thì tạm ổn rồi."
Với anh T, khi tiếp cận với những người nghiện ma túy, đặc biệt là các bạn trẻ, đồng đẳng viên phải thật mềm mỏng, khéo léo. Hầu hết người nghiện chích ma túy khi “đói thuốc” đều bất chấp tất cả và sẵn sàng làm liều, dùng chung bơm kim tiêm nếu không có sẵn. Khi họ lên cơn nghiện thì mọi lời nói trở nên vô nghĩa, đồng đẳng viên lúc đó giống như “kỳ đà cản mũi”, khiến họ phát khùng.
Đó là chưa kể tới chuyện mình đi vận động lại bị họ “vận động lại”, rủ rê cùng chích, nếu không có bản lĩnh rất dễ sa ngã.
Trong thực tế, có nhiều người sau một thời gian làm đồng đẳng viên đã quay trở lại con đường cũ, thậm chí còn trở thành đầu mối cung cấp ma túy cho các con nghiện.
Với anh Phạm Tiến Thành, một cộng tác viên của Chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS thì rào cản khó vượt qua nhất vẫn là sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính sự phân biệt, đối xử của xã hội khiến cho những người có HIV luôn phải sống thu mình mặc cảm, ngay cả khi tiếp xúc với những người đồng cảnh ngộ.
Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, những đóng góp của các tuyên truyền viên đồng đẳng trong công tác phòng chống HIV/AIDS có vai trò rất quan trọng. Những bài học đắt giá từ chính cuộc đời họ đã góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nếu không có sự quyết tâm, lòng nhiệt tình, các đồng đẳng viên sẽ khó bám trụ lâu dài với công tác xã hội này, nhất là khi chế độ hỗ trợ hiện còn quá thấp, công việc lại không dễ nói, dễ nhận được sự cảm thông./.
Để có được những kết quả ấy, không thể không nhắc tới đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng. Với công việc của mình, họ đã góp phần giúp cho một số người ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Anh T. năm nay hơn 50 tuổi, hiện đang tham gia nhóm đồng đẳng viên của huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trước đây anh từng có cuộc sống khá yên ổn với nghề “gõ đầu trẻ”. Do một phút nông nổi, anh đã sa chân vào con đường nghiện hút, khi nhận ra thì đã quá muộn. Ma túy khiến anh mất tất cả: nghề nghiệp, gia đình, vợ con và cả tuổi thanh xuân. Anh quyết tâm cai nghiện và anh đã thành công.
Khi Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV do Dự án DIFID (của Na Uy) tài trợ được triển khai tại huyện Long Điền, anh T. rất tích cực tham gia với tư cách của một đồng đẳng viên tuyên truyền.
Hàng ngày, anh gặp gỡ những đối tượng nghiện ma túy - những người cũng giống như anh của gần 20 năm về trước - để vận động, tuyên truyền họ về cách phòng chống HIV/AIDS. Rủ rỉ nói về tác hại của ma túy, của việc dùng chung bơm kim tiêm, mối nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ…, rất nhiều lần anh T. lấy chính bài học của cuộc đời mình để làm minh chứng.
Anh T. kể: “Khi mới bắt đầu tham gia chương trình, mình cũng bỡ ngỡ, chưa quen. Sau một thời gian, mình thấy đây là công tác xã hội rất cần thiết, nhất là trước đây mình từng trải qua những ngày tháng đau khổ nên mình đã cố gắng để làm cho xã hội tốt đẹp hơn và cuộc sống ý nghĩa hơn”.
Chị Lê Hồng Yến (thành phố Vũng Tàu) lại đến với công việc của một đồng đẳng viên qua lời giới thiệu của một người bạn. Phần lớn các đồng đẳng viên tham gia Chương trình đều là những người “trong cuộc”, tức là những người từng nghiện ma túy, làm gái mại dâm, thậm chí có người đã nhiễm HIV/AIDS… để nhằm mục đích “lời nói của những người trong cuộc sẽ có sức thuyết phục hơn khi đi vận động”.
Không thuộc những đối tượng đó nhưng chị Yến lại rất kiên trì, nhiệt tình và hết mình với công việc. Đối tượng tiếp cận của chị là gái mại dâm, tiếp viên nhà hàng - những người không dễ làm quen, bắt chuyện. Đến bây giờ Yến đã trở thành một đồng đẳng viên “có hạng”, thường xuyên đạt giải cao tại các hội thi đồng đẳng viên tuyên truyền do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức.
Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được triển khai tại Bà Rịa-Vũng Tàu với sự tài trợ từ một số dự án nước ngoài như Dự án LIFE-GAP (Hoa Kỳ), Dự án DIFID (Na Uy).
Từ những dự án này, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng một lực lượng đồng đẳng viên khá “hùng hậu” và chuyên nghiệp, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vũng Tàu và huyện Long Điền. Họ là những người từng qua một thời lầm lỡ, người nghiện hút ma túy, người buôn phấn bán hương, có người không may “dính AIDS” nhưng chính lời nói, câu chuyện, bài học thực tế của họ lại có sức thuyết phục.
Những đồng đẳng viên được đào tạo, cập nhật kiến thức và cung cấp một số phương tiện, tài liệu hỗ trợ nhằm phục vụ công tác tư vấn, can thiệp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
Bác sỹ Bùi Minh Kha - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, các đồng đẳng viên là nhóm hoạt động rất cần thiết của Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Họ đóng vai trò quan trọng, là cầu nối trung gian giữa người quản lý, điều hành chương trình với cộng đồng.
Hầu hết các đồng đẳng viên trước kia đã từng thuộc nhóm đối tượng mại dâm, nghiện hút. Chính họ khi giác ngộ đã giúp mọi người hiểu được về thực chất cộng đồng đó, tiếp cận với đối tượng đích mà chúng ta quan tâm.
Tuy nhiên, để có thể “trụ” lại với công việc, các đồng đẳng viên đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Như Lê Hồng Yến, khi mới “thổ lộ” ý định đi làm đồng đẳng viên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Khi thuyết phục được gia đình, cô lại vấp phải khó khăn khi tiếp cận với những đối tượng (mà Yến quen gọi là “thân chủ”) của mình.
Là những gái mại dâm, chủ nhà hàng, khách sạn, nhiều người không muốn nhắc đến quá khứ của mình, có người lại nghi ngờ Yến là người của…công an nên nhất định không chịu hợp tác. Mỗi người một thái độ, người xa lánh, người e dè, có người lại bất cần, chửi thẳng mặt, thậm chí…suỵt chó ra đuổi.
Lê Hồng Yến kể: "Ban đầu 'thân chủ' của em chưa hiểu được mục đích và nguyện vọng của tụi em đến với chương trình này. Mình cũng phải thông cảm vì họ làm nghề nhạy cảm như vậy, thấy người lạ đến là sợ, tưởng là công an nên với tụi em họ hững hờ, lạnh nhạt. Nhưng một thời gian sau người ta hiểu được nên bây giờ thì tạm ổn rồi."
Với anh T, khi tiếp cận với những người nghiện ma túy, đặc biệt là các bạn trẻ, đồng đẳng viên phải thật mềm mỏng, khéo léo. Hầu hết người nghiện chích ma túy khi “đói thuốc” đều bất chấp tất cả và sẵn sàng làm liều, dùng chung bơm kim tiêm nếu không có sẵn. Khi họ lên cơn nghiện thì mọi lời nói trở nên vô nghĩa, đồng đẳng viên lúc đó giống như “kỳ đà cản mũi”, khiến họ phát khùng.
Đó là chưa kể tới chuyện mình đi vận động lại bị họ “vận động lại”, rủ rê cùng chích, nếu không có bản lĩnh rất dễ sa ngã.
Trong thực tế, có nhiều người sau một thời gian làm đồng đẳng viên đã quay trở lại con đường cũ, thậm chí còn trở thành đầu mối cung cấp ma túy cho các con nghiện.
Với anh Phạm Tiến Thành, một cộng tác viên của Chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS thì rào cản khó vượt qua nhất vẫn là sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính sự phân biệt, đối xử của xã hội khiến cho những người có HIV luôn phải sống thu mình mặc cảm, ngay cả khi tiếp xúc với những người đồng cảnh ngộ.
Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, những đóng góp của các tuyên truyền viên đồng đẳng trong công tác phòng chống HIV/AIDS có vai trò rất quan trọng. Những bài học đắt giá từ chính cuộc đời họ đã góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nếu không có sự quyết tâm, lòng nhiệt tình, các đồng đẳng viên sẽ khó bám trụ lâu dài với công tác xã hội này, nhất là khi chế độ hỗ trợ hiện còn quá thấp, công việc lại không dễ nói, dễ nhận được sự cảm thông./.
(TTXVN/Vietnam+)