Gập ghềnh sóng gió quan hệ Nga-Mỹ trong năm 2012

Đặc điểm nổi bật nhất của mối quan hệ giữa hai cựu địch thủ thời Chiến tranh Lạnh, Nga-Mỹ trong 2012 là hành động trả đũa lẫn nhau.
Mặc dù đã vài năm trôi qua kể từ khi Nga và Mỹ chính thức “tái khởi động”mối quan hệ song phương, vốn bị đóng băng sau cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008,song con đường Mátxcơva và Washington đang cùng sánh bước không mấy bằng phẳngmà vẫn đầy chông gai.

Đặc biệt, trong năm 2012, mối quan hệ giữa hai cựu địch thủ thời Chiếntranh Lạnh này lại tiếp tục nóng lên, khiến nhiều người bi quan cho rằng tiếntrình “tái khởi động” đã hoàn toàn bị đổ vỡ.

Đặc điểm nổi bật nhất của mối quan hệ Nga-Mỹ trong năm 2012 là những hànhđộng trả đũa lẫn nhau. Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi nhậm chức ngày7/5/2012, đã hủy chuyến thăm Mỹ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nướcphát triển (G-8) diễn ra hồi trung tuần tháng 5, với lý do muốn dành thời gianthành lập chính phủ mới.

Dù ông Putin ngỏ ý "lấy làm tiếc" về sự cố này, song dư luận quốc tế vẫnnhìn nhận đây là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Washington, khi Mátxcơva luôn cáobuộc Mỹ xúi giục các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma quốc gia Nga(Hạ viện), cũng như phản đối ông Putin quay trở lại Điện Kremlin.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức thông báo không tham dựHội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tạiVladivostok (Nga) vào tháng 9.

Hành động “ăn miếng, trả miếng” giữa nguyên thủ quốc gia Nga và Mỹ đã báohiệu một năm đầy sóng gió trong mối quan hệ song phương.

Mátxcơva cáo buộc một số tổ chức nước ngoài, trước hết của Mỹ, lén lút tàitrợ cho phe đối lập tại Nga, kích động bạo lực và các hành động chống đốiMátxcơva. Đặc biệt, Nga tố cáo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), vốn hoạtđộng tại Nga từ năm 1992, đã can thiệp sâu vào các công việc nội bộ của Nga, tácđộng tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội dân sự và cuộc cố tìnhgây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử bằng cách cung cấp những khoảntiền viện trợ cho các tổ chức đối lập. Hậu quả là, Mátxcơva đã quyết định chấmdứt các hoạt động của USAID trên lãnh thổ Nga từ ngày 1/10 vừa qua.

Không chỉ can thiệp vào công việc nội bộ của Mátxcơva bằng cách rót nhiềutỷ USD hỗ trợ các nhóm đối lập ở Nga tiến hành những hoạt động chống đối chínhquyền, Washington còn tìm cách ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Mátxcơva ởkhông gian hậu Xôviết.

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thẳng thừng tuyên bốWashington cần phải ngăn cản nước Nga “tái xây dựng Liên Xô.” Cái mà bà Clintongọi là “tái xây dựng Liên Xô” trên thực tế chính là Liên minh Âu-Á, một trongnhững ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ tổng thống thứba của ông Putin, được phát triển dựa trên Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarusvà Kazakhstan nhằm gia tăng sự hợp tác kinh tế và chínhtrị giữa các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây.

Theo giới phân tích, sự hồi sinh của nước Nga dường như đang khiếnWashington cảm thấy “nóng mặt.” Thực tế cho thấy Mỹ đã, đang và sẽ không muốnchứng kiến một nước Nga trỗi dậy mạnh mẽ nên tìm mọi cách chế ngự chú “gấu Nga”tỉnh giấc trên các mặt trận chính trị, kinh tế và chiến lược.

“Sức nóng” trong mối quan hệ Nga-Mỹ lại gia tăng vào những ngày cuối năm,sau khi Tổng thống Obama ký ban hành cái gọi là "Đạo luật Magnitsky," gồm nộidung công nhận việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Nga song đi kèm cácbiện pháp trừng phạt nhằm vào một số cá nhân ở Nga mà Mỹ cho là "vi phạm nhânquyền."

Tổng thống Putin khẳng định việc Mỹ thông qua "Đạo luật Magnitsky" sẽ “hủyhoại mối quan hệ song phương,” trong khi, Bộ Ngoại giao Nga coi đây là hành động"mở đường cho việc can thiệp vào công việc nội bộ của Nga" và thể hiện một lậptrường "nguy hiểm và mù quáng" của Washington. Không dừng lại ở việc chỉ trích,cơ quan lập pháp Nga đã thông qua ba đạo luật được coi là những biện pháp trảđũa, gồm: trực tiếp cấm những tổ chức phi thương mại hoạt động chính trị ở Ngabằng kinh phí của Mỹ; cấm những người nước ngoài vi phạm các quyền của người Nganhập cảnh Liên bang Nga và cấm các công dân Mỹ nhận con nuôi Nga.

Bất đồng nối tiếp bất đồng, trong khi những mâu thuẫn tồn tại lâu nay nhưnhững hòn đả tảng cản trở quan hệ Nga-Mỹ phát triển, vẫn chưa được giải quyết.Mỹ kiên quyết triển khai một phần Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) tạichâu Âu, song vẫn phớt lờ yêu cầu của Mátxcơva đưa ra bảo đảm pháp lý bằng vănbản rằng hệ thống này không nhằm chống lại nước Nga.

Tất nhiên, Nga cũng không đứng khoanh tay nhìn Mỹ hành động mà đã có nhữngbước đi cụ thể, trong đó có việc triển khai thêm tên lửa ở khu vực phía Nam vàTây Bắc, tăng cường sức mạnh quân sự, đồng thời tuyên bố Mátxcơva có thể tấncông phủ đầu nếu thấy cần thiết. Không chỉ có vậy. bất đồng giữa Nga-Mỹ tiếp tụcđược khoét sâu bởi một loạt vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng như chương trìnhhạt nhân gây tranh cãi của Iran, diễn biến của cái gọi là “Mùa xuân Arập”…, đặcbiệt là cuộc khủng hoảng ở Syria....

Những người chỉ trích chính quyền ông Obama cho rằng, những bất đồng nảysinh ngày càng nhiều với Nga là bằng chứng cho thấy chính sách “tái khởi động”quan hệ với Mátxcơva của Nhà Trắng đã thất bại. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrovcũng khẳng định Mátxcơva không thể tiếp tục “tái khởi động” quan hệ với Mỹ theokiểu này. Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh thách thứclớn nhất đối với an ninh quốc gia của Nga là việc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc ĐạiTây Dương (NATO) có ý đồ xem xét lại trật tự thế giới hiện nay theo hướng phụcvụ các lợi ích của phương Tây, sử dụng sức mạnh và giành quyền bá chủ thế giới,và khẳng định Nga không chấp nhận những âm mưu này

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, tiến trình “tái khởiđộng” quan hệ Nga-Mỹ do Tổng thống Obama khởi xướng từ năm 2009 đến nay đã gặthái được một số thành công.

Hai bên đã tìm được tiếng nói chung trong hợp tác chống khủng bố, cướpbiển, vấn đề Afghanistan.... Bên cạnh đó, năm 2012, Nga và Mỹ cũng đạt được sựđồng thuận trong nhiều vấn đề, như Mỹ ủng hộ Nga chính thức trở thành thành viênTổ chức Thương mại thế giới (WTO), Washington trao quy chế "Quan hệ thương mạibình thường vĩnh viễn" (PNTR) cho Nga, hai nước ký thỏa thuận đơn giản hóa quychế thị thực...

Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi Mỹ buộc phải thừanhận không có bất cứ cường quốc nào trên thế giới có thể tự đối phó hiệu quả vớicác thách thức toàn cầu, mà cần có sự hợp tác quốc tế, thì quan hệ với một nướcgiữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế như Nga, sẽ tiếp tục là ưu tiên trongchính sách đối ngoại của Tổng thống Obama nhiệm kỳ tới. Trong khi đó, Nga đangrất cần vốn, công nghệ và kỹ thuật của Mỹ và phương Tây để thực hiện mục tiêuhiện đại hóa nền kinh tế của mình. Do vậy, mối quan hệ Nga-Mỹ trong năm tới sẽvẫn tiếp tục xu hướng “hợp tác trong bất đồng”./.

Dương Trí (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục