Ít ai có thể ngờ rằng gần như từ tay trắng, sau gần 20 năm lập nghiệp ở xã đảo Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), vợ chồng anh Mai Công Đàm, chị Bùi Thị Ngát lại xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang cùng với lưng vốn hàng chục tỷ đồng.
Thanh Lân, là một hòn đảo nhỏ nơi đầu con sóng thuộc huyện đảo Cô Tô. Điều kiện ở đảo Thanh Lân không thuận lợi, bị chia cắt hoàn toàn với đất liền, phải đi đò máy mất 40 phút từ trung tâm huyện đảo Cô Tô ra đến xã đảo Thanh Lân. Ở đây không có điện, nước ngọt cũng hạn chế, đất đai canh tác khô cằn sỏi đá.
Năm 1993, vợ chồng anh Đàm khăn gói quả mướp từ Nam Định ra đảo Thanh Lân lập nghiệp, với một số vật dụng gia đình thông thường, chẳng có vốn liếng gì to tát. Những ngày đầu ra đảo mới chính là thử thách sự can trường đối với anh, chị.
Chị Bùi Thị Ngát nhớ lại, đêm nằm nghe sóng vỗ mà rơi nước mắt không sao ngủ được, vì không biết sẽ phải làm gì để sống, trong khi đất đai lại khô cằn. Dù con còn nhỏ, nhưng vợ chồng chúng tôi phải gửi 2 con vào thị trấn Cô Tô trọ học, để có thời gian vỡ hoang, mở đất.
Ban đầu, anh, chị bắt tay vào việc trồng những cây có thể cho thu hoạch ngay, theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, kết hợp với đánh bắt thủy sản để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Sau khi nhận thấy đảo Thanh Lân có nguồn thủy sản dồi dào, đặc biệt là con sứa, người dân tập trung khai thác, vợ chồng anh Đàm đã bàn nhau lập "đề án" làm giàu, bằng cách làm đầu mối thu mua và tiêu thụ sứa cho bà con.
Nghĩ là làm, anh chị đã về quê cũ huy động vốn liếng từ bạn bè, gia đình, dồn góp được hơn trăm triệu đồng. Năm 2005, anh Đàm mở xưởng thu mua chế biến, tiêu thụ sứa cho bà con xã đảo. Một vốn bốn lời, lại mát tay đánh bắt cũng như tiêu thụ, vợ chồng anh, chị đã trang trải được nợ nần và từng bước làm giàu.
Khi đã có lưng vốn, anh chị xây dựng 5 xưởng, với 200 bể để chế biến sứa, mỗi xưởng trị giá trên 1,3 tỷ đồng. Thời điểm chính vụ sứa, gia đình anh tạo việc làm cho 60 lao động, nhiều lao động có thu nhập 500 nghìn đồng/ngày. Không chỉ làm giàu cho mình, vợ chồng anh Đàm còn tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trên đảo.
Ông Lê Đức Thiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lân cho biết, vợ chồng anh Đàm, chị Ngát là gia đình tiêu biểu không chỉ giỏi làm kinh tế, mà còn đi đầu trong mọi phong trào của xã đảo. Hiện nay anh Đàm còn được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã Thanh Lân.
Trong ngôi nhà khang trang 3 tầng tiện nghi, sân vườn bao quanh, chị Ngát tự hào cho biết, con trai lớn của gia đình, dù điều kiện ban đầu ra đảo khó khăn nhưng quyết tâm học tập, nay đang là sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội, con gái út đã tốt nghiệp trung cấp và có việc làm ổn định tại thị trấn Cô Tô.
Chị Ngát chia sẻ thêm, mong muốn cậu con trai Mai Trung Thành sớm ra trường, đem kiến thức về đảo để tìm và chế biến cây thuốc nam, vì ở đảo có nhiều cây thuốc quý mà người dân chưa khai thác hết giá trị.
Khi được hỏi dự định trong tương lai, anh chị Đàm, Ngát đều không ai bảo ai nói ngay rằng, gia đình anh chị quyết định lấy đảo là quê hương thứ hai để sinh sống lâu dài, góp phần xây dựng vào phát triển đảo.
Bằng nghị lực, sự can trường, vợ chồng anh Đàm, chị Ngát đã làm giàu ở nơi đầu sóng còn nhiều khó khăn như xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô. Đó cũng chính là bằng chứng sống động về ý chí của những con người vượt khó làm giàu nơi đảo xa./.
Thanh Lân, là một hòn đảo nhỏ nơi đầu con sóng thuộc huyện đảo Cô Tô. Điều kiện ở đảo Thanh Lân không thuận lợi, bị chia cắt hoàn toàn với đất liền, phải đi đò máy mất 40 phút từ trung tâm huyện đảo Cô Tô ra đến xã đảo Thanh Lân. Ở đây không có điện, nước ngọt cũng hạn chế, đất đai canh tác khô cằn sỏi đá.
Năm 1993, vợ chồng anh Đàm khăn gói quả mướp từ Nam Định ra đảo Thanh Lân lập nghiệp, với một số vật dụng gia đình thông thường, chẳng có vốn liếng gì to tát. Những ngày đầu ra đảo mới chính là thử thách sự can trường đối với anh, chị.
Chị Bùi Thị Ngát nhớ lại, đêm nằm nghe sóng vỗ mà rơi nước mắt không sao ngủ được, vì không biết sẽ phải làm gì để sống, trong khi đất đai lại khô cằn. Dù con còn nhỏ, nhưng vợ chồng chúng tôi phải gửi 2 con vào thị trấn Cô Tô trọ học, để có thời gian vỡ hoang, mở đất.
Ban đầu, anh, chị bắt tay vào việc trồng những cây có thể cho thu hoạch ngay, theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, kết hợp với đánh bắt thủy sản để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Sau khi nhận thấy đảo Thanh Lân có nguồn thủy sản dồi dào, đặc biệt là con sứa, người dân tập trung khai thác, vợ chồng anh Đàm đã bàn nhau lập "đề án" làm giàu, bằng cách làm đầu mối thu mua và tiêu thụ sứa cho bà con.
Nghĩ là làm, anh chị đã về quê cũ huy động vốn liếng từ bạn bè, gia đình, dồn góp được hơn trăm triệu đồng. Năm 2005, anh Đàm mở xưởng thu mua chế biến, tiêu thụ sứa cho bà con xã đảo. Một vốn bốn lời, lại mát tay đánh bắt cũng như tiêu thụ, vợ chồng anh, chị đã trang trải được nợ nần và từng bước làm giàu.
Khi đã có lưng vốn, anh chị xây dựng 5 xưởng, với 200 bể để chế biến sứa, mỗi xưởng trị giá trên 1,3 tỷ đồng. Thời điểm chính vụ sứa, gia đình anh tạo việc làm cho 60 lao động, nhiều lao động có thu nhập 500 nghìn đồng/ngày. Không chỉ làm giàu cho mình, vợ chồng anh Đàm còn tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trên đảo.
Ông Lê Đức Thiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lân cho biết, vợ chồng anh Đàm, chị Ngát là gia đình tiêu biểu không chỉ giỏi làm kinh tế, mà còn đi đầu trong mọi phong trào của xã đảo. Hiện nay anh Đàm còn được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã Thanh Lân.
Trong ngôi nhà khang trang 3 tầng tiện nghi, sân vườn bao quanh, chị Ngát tự hào cho biết, con trai lớn của gia đình, dù điều kiện ban đầu ra đảo khó khăn nhưng quyết tâm học tập, nay đang là sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội, con gái út đã tốt nghiệp trung cấp và có việc làm ổn định tại thị trấn Cô Tô.
Chị Ngát chia sẻ thêm, mong muốn cậu con trai Mai Trung Thành sớm ra trường, đem kiến thức về đảo để tìm và chế biến cây thuốc nam, vì ở đảo có nhiều cây thuốc quý mà người dân chưa khai thác hết giá trị.
Khi được hỏi dự định trong tương lai, anh chị Đàm, Ngát đều không ai bảo ai nói ngay rằng, gia đình anh chị quyết định lấy đảo là quê hương thứ hai để sinh sống lâu dài, góp phần xây dựng vào phát triển đảo.
Bằng nghị lực, sự can trường, vợ chồng anh Đàm, chị Ngát đã làm giàu ở nơi đầu sóng còn nhiều khó khăn như xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô. Đó cũng chính là bằng chứng sống động về ý chí của những con người vượt khó làm giàu nơi đảo xa./.
Mạnh Khánh (TTXVN)