Các bác sỹ Khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa, đã sử dụng phương pháp nội soi gắp ra một con đỉa sống trong phế quản của một bé gái.
Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang dần bình phục.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Hương, 12 tuổi, ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Người nhà cháu Hương cho biết, cách đây khoảng 2 tháng cháu có biểu hiện rát họng, thỉnh thoảng ho, khạc ra máu.
Gia đình đã đưa cháu đi khám ở một vài cơ sở y tế và được chẩn đoán là cháu bị viêm amidan. Sáng 7/1, gia đình đưa cháu xuống khám ở Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Hợp Lực.
Qua việc khám lâm sàng kết hợp với nội soi tai, mũi, họng, các bác sỹ đã phát hiện thấy một dị vật ở trong phế quản và sau đó gắp ra được một con đỉa dài khoảng 10cm, to gần bằng ngón tay út.
Theo nhận định của các bác sỹ thì việc con đỉa sống trong phế quản của bệnh nhân rất nguy hiểm, vì nó có thể làm tắc đường thở và khi đỉa hút máu sẽ tiết ra chất chống đông máu làm cho máu chảy liên tục dẫn đến bệnh nhân bị mất máu nhiều, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người nên giữ vệ sinh ăn uống, nhất là đối với người dân miền núi, nông thôn không nên uống nước lã ở sông, suối vì dễ bị ký sinh trùng như đỉa, vắt qua đường miệng chui vào trong cơ thể./.
Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang dần bình phục.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Hương, 12 tuổi, ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Người nhà cháu Hương cho biết, cách đây khoảng 2 tháng cháu có biểu hiện rát họng, thỉnh thoảng ho, khạc ra máu.
Gia đình đã đưa cháu đi khám ở một vài cơ sở y tế và được chẩn đoán là cháu bị viêm amidan. Sáng 7/1, gia đình đưa cháu xuống khám ở Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Hợp Lực.
Qua việc khám lâm sàng kết hợp với nội soi tai, mũi, họng, các bác sỹ đã phát hiện thấy một dị vật ở trong phế quản và sau đó gắp ra được một con đỉa dài khoảng 10cm, to gần bằng ngón tay út.
Theo nhận định của các bác sỹ thì việc con đỉa sống trong phế quản của bệnh nhân rất nguy hiểm, vì nó có thể làm tắc đường thở và khi đỉa hút máu sẽ tiết ra chất chống đông máu làm cho máu chảy liên tục dẫn đến bệnh nhân bị mất máu nhiều, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người nên giữ vệ sinh ăn uống, nhất là đối với người dân miền núi, nông thôn không nên uống nước lã ở sông, suối vì dễ bị ký sinh trùng như đỉa, vắt qua đường miệng chui vào trong cơ thể./.
Nguyễn Mai Hương (Vietnam+)