“Em giặt luôn cái áo này cho anh nhé,” “Con lau luôn cái góc nhà thằng Bi đánh đổ nước mắm,” “Mẹ ơi, bài toán này con nghĩ mãi chưa ra…” Gần mười giờ tối, chị Hằng ở Yên Phụ, Hà Nội vẫn bù đầu trong “mớ” việc gia đình, còn bài báo chị phải hoàn thành để sáng mai lên trang…
Đó là sự bận rộn, nỗi vất vả mà rất nhiều người phụ nữ như chị ngày nay gặp phải.
Hành trình của người phụ nữ “đảm”
Thời nay, ở Việt Nam phụ nữ cởi mở và năng động hơn với công việc xã hội. Họ được xem là những người phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, để cân bằng được công việc xã hội mà không làm giảm đi vai trò của người vợ, người mẹ thì những người phụ nữ này gặp không ít khó khăn, nhọc nhằn.
Chị Hằng, tất bật đưa con đi học rồi vội vã quay về cơ quan với công việc của mình là nhân viên của một công ty quảng cáo. Thấy chị Hằng nhiệt tình, xông xáo, luôn hoàn thành xuất sắc công việc hàng tháng, đồng nghiệp của chị ít người biết rằng ở nhà chị còn là một người mẹ, người phụ nữ đảm.
Cùng với chị Hằng, chị Kim ở Kim Giang, Hà Nội cũng là ví dụ điển hình. Chị Kim là Giám đốc kinh doanh cho một công ty sửa chữa ôtô. Hằng tháng chị phải lo lắng tính toán làm sao cho doanh số của công ty được đảm bảo và vượt mức. Để làm được điều đó, chị luôn phải tất bật trong các mối quan hệ với khách hàng. Có hôm, đến khuya chị mới xong việc. Những ngày như vậy lại đặt ra cho chị bài toán khó về sắp xếp việc gia đình.
Chị Kim có hai con gái đang học cấp một. Chồng chị thường xuyên đi công tác xa nên ngày ngày từ việc lo cơm nước, dạy dỗ, đưa đón con đi học đến việc dọn dẹp nhà, thăm viếng người thân đều do một mình tay chị.
“Mình có thể thuê người giúp việc đỡ đần việc nhà nhưng cái ăn, cái học của con thì không thể giao cho họ được nên đành phải cố gắng thôi. Vậy nên đi làm về mệt nhoài cũng không thể nghỉ được. Nhiều buổi mình còn phải mang việc của cơ quan về nhà làm kết hợp kèm con học luôn,” chị Kim chia sẻ.
Ở một trường hợp khác, chị Vương là nhân viên PR cho một công ty thương mại ở Hà Nội. Do là nhân viên PR chính nên từ việc ý tưởng quảng bá hình ảnh công ty đến tổ chức các sự kiện đều do chị lo toan.
Để không ảnh hưởng đến công việc cơ quan mà ở nhà thì gia đình chồng cũng không chê trách được, chị Vương đã sắp xếp chu đáo việc nhà mà không cần đến việc thuê "osin." Chị Vương cho rằng, chồng chị vui hơn trong mỗi bữa cơm do tự tay chị nấu, bố mẹ chồng cũng đã quen với mặc những bộ quần áo do chị giặt.
Cần bổ sung “thiên chức” cho chồng
Theo Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), khái niệm phụ nữ hiện đại có ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, quan niệm về phụ nữ hiện đại ở mỗi nước khác nhau. Có nơi cho rằng phụ nữ hiện đại hướng tới cái mốt, cái “tôi” cá nhân nhiều hơn, có khu vực quan niệm phụ nữ hiện đại thực hiện hành vi giải phóng bất bình đẳng giới… Còn ở Việt Nam, quan niệm về phụ nữ hiện đại là đến hiện đại từ tryền thống, không bị đứt gẫy với các giá trị từ trước đến nay của người phụ nữ Việt Nam: Thủy chung, tình nghĩa, hy sinh…
Do vậy, cuộc sống hiện đại khiến người phụ nữ lao ra xã hội nhiều và mạnh, cùng lúc để họ đảm nhiệm tốt cả việc gia đình lẫn việc xã hội là điều rất khó.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng, đa số những người phụ nữ thành công và cống hiến nhiều cho công việc thường bị hao khuyết về thiên chức của mình ở gia đình. Hiện nay, nhiều phụ nữ bị lệch về thái cực công việc xã hội nên còn ít thời gian cho gia đình. Họ giải quyết bài toán này bằng cách mua đồ năn sẵn hoặc thuê osin thay họ đảm nhiệm việc nhà.
Nhưng, ông Bình cũng cảnh báo rằng: “Nếu không cẩn trọng, người phụ nữ để người khác thay chỗ của mình rất nhiều việc trong gia đình sẽ có ngày họ thay nốt việc dường như quy ước chỉ được diễn ra giữa hai vợ chồng.”
Theo đó, ông Bình đưa ra giải pháp cho bài toán này chính là sự bổ sung thiên chức của các cặp vợ chồng: Chúng ta đang tôn vinh "phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà" theo khía cạnh người phụ nữ không phải dựa vào người đàn ông để che chở cho mình mà phải có sự bổ sung thiên chức cho người đàn ông.
Mối quan hệ tuyệt vời đối với người phụ nữ hiện đại ngày nay của Việt Nam là họ có được những người chồng biết cách chia sẻ. Điều đó đang mỗi ngày một nhiều hơn. Những người phụ nữ trong trường hợp này còn giỏi bởi họ biết “cảm hóa” người bạn đời của mình, “dạy” chồng tham gia vào các việc mà từ xưa những tưởng chỉ phụ nữ mới làm được.
Ví như, chị Thu ở Láng Hạ, Hà Nội đã khéo léo “kéo” chồng đỡ đần một số việc. Thi thoảng chị về muộn thì anh đi đón con và tắm rửa cho chúng. Tối đến trong lúc anh kèm con học thì chị dọn dẹp nhà cửa và “xả hơi” một chút./.
Đó là sự bận rộn, nỗi vất vả mà rất nhiều người phụ nữ như chị ngày nay gặp phải.
Hành trình của người phụ nữ “đảm”
Thời nay, ở Việt Nam phụ nữ cởi mở và năng động hơn với công việc xã hội. Họ được xem là những người phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, để cân bằng được công việc xã hội mà không làm giảm đi vai trò của người vợ, người mẹ thì những người phụ nữ này gặp không ít khó khăn, nhọc nhằn.
Chị Hằng, tất bật đưa con đi học rồi vội vã quay về cơ quan với công việc của mình là nhân viên của một công ty quảng cáo. Thấy chị Hằng nhiệt tình, xông xáo, luôn hoàn thành xuất sắc công việc hàng tháng, đồng nghiệp của chị ít người biết rằng ở nhà chị còn là một người mẹ, người phụ nữ đảm.
Cùng với chị Hằng, chị Kim ở Kim Giang, Hà Nội cũng là ví dụ điển hình. Chị Kim là Giám đốc kinh doanh cho một công ty sửa chữa ôtô. Hằng tháng chị phải lo lắng tính toán làm sao cho doanh số của công ty được đảm bảo và vượt mức. Để làm được điều đó, chị luôn phải tất bật trong các mối quan hệ với khách hàng. Có hôm, đến khuya chị mới xong việc. Những ngày như vậy lại đặt ra cho chị bài toán khó về sắp xếp việc gia đình.
Chị Kim có hai con gái đang học cấp một. Chồng chị thường xuyên đi công tác xa nên ngày ngày từ việc lo cơm nước, dạy dỗ, đưa đón con đi học đến việc dọn dẹp nhà, thăm viếng người thân đều do một mình tay chị.
“Mình có thể thuê người giúp việc đỡ đần việc nhà nhưng cái ăn, cái học của con thì không thể giao cho họ được nên đành phải cố gắng thôi. Vậy nên đi làm về mệt nhoài cũng không thể nghỉ được. Nhiều buổi mình còn phải mang việc của cơ quan về nhà làm kết hợp kèm con học luôn,” chị Kim chia sẻ.
Ở một trường hợp khác, chị Vương là nhân viên PR cho một công ty thương mại ở Hà Nội. Do là nhân viên PR chính nên từ việc ý tưởng quảng bá hình ảnh công ty đến tổ chức các sự kiện đều do chị lo toan.
Để không ảnh hưởng đến công việc cơ quan mà ở nhà thì gia đình chồng cũng không chê trách được, chị Vương đã sắp xếp chu đáo việc nhà mà không cần đến việc thuê "osin." Chị Vương cho rằng, chồng chị vui hơn trong mỗi bữa cơm do tự tay chị nấu, bố mẹ chồng cũng đã quen với mặc những bộ quần áo do chị giặt.
Cần bổ sung “thiên chức” cho chồng
Theo Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), khái niệm phụ nữ hiện đại có ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, quan niệm về phụ nữ hiện đại ở mỗi nước khác nhau. Có nơi cho rằng phụ nữ hiện đại hướng tới cái mốt, cái “tôi” cá nhân nhiều hơn, có khu vực quan niệm phụ nữ hiện đại thực hiện hành vi giải phóng bất bình đẳng giới… Còn ở Việt Nam, quan niệm về phụ nữ hiện đại là đến hiện đại từ tryền thống, không bị đứt gẫy với các giá trị từ trước đến nay của người phụ nữ Việt Nam: Thủy chung, tình nghĩa, hy sinh…
Do vậy, cuộc sống hiện đại khiến người phụ nữ lao ra xã hội nhiều và mạnh, cùng lúc để họ đảm nhiệm tốt cả việc gia đình lẫn việc xã hội là điều rất khó.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng, đa số những người phụ nữ thành công và cống hiến nhiều cho công việc thường bị hao khuyết về thiên chức của mình ở gia đình. Hiện nay, nhiều phụ nữ bị lệch về thái cực công việc xã hội nên còn ít thời gian cho gia đình. Họ giải quyết bài toán này bằng cách mua đồ năn sẵn hoặc thuê osin thay họ đảm nhiệm việc nhà.
Nhưng, ông Bình cũng cảnh báo rằng: “Nếu không cẩn trọng, người phụ nữ để người khác thay chỗ của mình rất nhiều việc trong gia đình sẽ có ngày họ thay nốt việc dường như quy ước chỉ được diễn ra giữa hai vợ chồng.”
Theo đó, ông Bình đưa ra giải pháp cho bài toán này chính là sự bổ sung thiên chức của các cặp vợ chồng: Chúng ta đang tôn vinh "phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà" theo khía cạnh người phụ nữ không phải dựa vào người đàn ông để che chở cho mình mà phải có sự bổ sung thiên chức cho người đàn ông.
Mối quan hệ tuyệt vời đối với người phụ nữ hiện đại ngày nay của Việt Nam là họ có được những người chồng biết cách chia sẻ. Điều đó đang mỗi ngày một nhiều hơn. Những người phụ nữ trong trường hợp này còn giỏi bởi họ biết “cảm hóa” người bạn đời của mình, “dạy” chồng tham gia vào các việc mà từ xưa những tưởng chỉ phụ nữ mới làm được.
Ví như, chị Thu ở Láng Hạ, Hà Nội đã khéo léo “kéo” chồng đỡ đần một số việc. Thi thoảng chị về muộn thì anh đi đón con và tắm rửa cho chúng. Tối đến trong lúc anh kèm con học thì chị dọn dẹp nhà cửa và “xả hơi” một chút./.
Cẩm Thơ