Hai tay xách túi to túi nhỏ ra khỏi cửa hàng mứt trái cây, ô mai Hồng Lam trên phố Hàng Đường, chị Phương (Hàng Bông, Hà Nội) cho biết: “Giá các loại ô mai tăng khoảng 20% so với năm ngoái, thường thì các cửa hàng lớn như Hồng Lam gần tết cũng không tăng giá như ngoài cửa hàng bán lẻ nhưng kiểu gì cũng hết những loại ô mai ngon nên tôi vẫn phải mua trước.”
Năm nay, mứt Tết vẫn mang hương vị truyền thống và có nguồn gốc tự nhiên với những hương vị khác nhau như: mứt bí, dừa, hạt sen, gừng, mơ, đào, cà rốt… Một số loại mứt mang hương vị miền Nam như mứt me, mứt hồng đỏ và các loại quả sấy khô như mít, chuối, khoai lang...
Trên phố Hàng Đường, Đồng Xuân và một số tuyến phố cổ chuyên kinh doanh mứt trái cây và ô mai các sạp hàng Tết đã bắt đầu đông khách và các chủ cửa hàng đều thông báo giá bán tăng.
Mứt dừa bán lẻ trên thị trường tăng từ 120.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg, mứt cà rốt tăng từ 130.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg, mứt sen 110.000 đồng/kg tăng lên 130.000 đồng/kg, hạt hướng dương tăng từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng/kg; hạt bí sấy tăng từ 120.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg, hạt dẻ cười có giá 250.000 đồng/kg tăng lên 270.000 đồng/kg.
Mít sấy khô tăng nhẹ từ 130.000 đồng lên 140.000 đồng/kg. Các loại ô mai đều tăng giá mỗi loại từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, các loại mứt cũng tăng thêm 10.000 đồng/hộp.
Chị Lan, nhân viên cửa hàng ô mai, mứt Hồng Lam (phố Hàng Đường, Hà Nội) cho biết, tăng nhiều nhất hiện nay là mứt dừa và mứt sen Huế do nhiều vùng ở Huế bị ngập vì đợt lũ tháng 10. Nguyên nhân tăng giá vì nguyên liệu đầu vào từ miền Trung và miền Nam của loại mứt này đang khan hiếm hàng, giá dừa tươi vừa đắt, vừa khó mua.
“Giá bán tăng do giá nhập hàng đã tăng lên, nguyên liệu tăng (đặc biệt là giá đường) và nguồn hàng khan hiếm đã đẩy giá bán trên thị trường lên cao. Sát Tết Nguyên đán, nếu sức mua càng lớn thì xu hướng giá sẽ tăng cao hơn.” Chị Hoa, nhân viên của một cửa hàng bán lẻ trên phố Hàng Đường nhận định.
Do vậy, dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết nhưng các cửa hàng bán ô mai trên phố Hàng Đường đều đã rất nhộn nhịp. Năm nay, người tiêu dùng quay lưng lại với những loại mứt và ô mai không rõ nguồn gốc và có xu hướng chọn mua các sản phẩm có thương hiệu trong nước. Đa phần người mua đều lựa chọn những cửa hàng đã có thương hiệu như: Hồng Lam, Gia Thịnh, Tiến Thịnh, Gia Lợi…
Chị Ngân (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho biết: “Năm nay nhiều thông tin về hàng giả nên không biết đâu mà lần. Thôi thì mình cứ mua loại ngon, mua hàng Việt Nam có thương hiệu thì yên tâm sử dụng, đắt hơn thì mình mua ít đi là vậy.”
Lý giải cho sự lựa chọn này của người tiêu dùng thủ đô, chủ một cửa hàng tại chợ Đồng Xuân-điểm đầu mối bán buôn mặt hàng mứt Tết, cho hay khách hàng ngày càng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và chủ yếu lựa chọn các thương hiệu lớn. Các sản phẩm như mứt bí, mứt gừng, mứt dừa và các hộp mứt tại các cơ sở sản xuất thủ công chủ yếu chuyển về các địa phương./.
Năm nay, mứt Tết vẫn mang hương vị truyền thống và có nguồn gốc tự nhiên với những hương vị khác nhau như: mứt bí, dừa, hạt sen, gừng, mơ, đào, cà rốt… Một số loại mứt mang hương vị miền Nam như mứt me, mứt hồng đỏ và các loại quả sấy khô như mít, chuối, khoai lang...
Trên phố Hàng Đường, Đồng Xuân và một số tuyến phố cổ chuyên kinh doanh mứt trái cây và ô mai các sạp hàng Tết đã bắt đầu đông khách và các chủ cửa hàng đều thông báo giá bán tăng.
Mứt dừa bán lẻ trên thị trường tăng từ 120.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg, mứt cà rốt tăng từ 130.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg, mứt sen 110.000 đồng/kg tăng lên 130.000 đồng/kg, hạt hướng dương tăng từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng/kg; hạt bí sấy tăng từ 120.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg, hạt dẻ cười có giá 250.000 đồng/kg tăng lên 270.000 đồng/kg.
Mít sấy khô tăng nhẹ từ 130.000 đồng lên 140.000 đồng/kg. Các loại ô mai đều tăng giá mỗi loại từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, các loại mứt cũng tăng thêm 10.000 đồng/hộp.
Chị Lan, nhân viên cửa hàng ô mai, mứt Hồng Lam (phố Hàng Đường, Hà Nội) cho biết, tăng nhiều nhất hiện nay là mứt dừa và mứt sen Huế do nhiều vùng ở Huế bị ngập vì đợt lũ tháng 10. Nguyên nhân tăng giá vì nguyên liệu đầu vào từ miền Trung và miền Nam của loại mứt này đang khan hiếm hàng, giá dừa tươi vừa đắt, vừa khó mua.
“Giá bán tăng do giá nhập hàng đã tăng lên, nguyên liệu tăng (đặc biệt là giá đường) và nguồn hàng khan hiếm đã đẩy giá bán trên thị trường lên cao. Sát Tết Nguyên đán, nếu sức mua càng lớn thì xu hướng giá sẽ tăng cao hơn.” Chị Hoa, nhân viên của một cửa hàng bán lẻ trên phố Hàng Đường nhận định.
Do vậy, dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết nhưng các cửa hàng bán ô mai trên phố Hàng Đường đều đã rất nhộn nhịp. Năm nay, người tiêu dùng quay lưng lại với những loại mứt và ô mai không rõ nguồn gốc và có xu hướng chọn mua các sản phẩm có thương hiệu trong nước. Đa phần người mua đều lựa chọn những cửa hàng đã có thương hiệu như: Hồng Lam, Gia Thịnh, Tiến Thịnh, Gia Lợi…
Chị Ngân (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho biết: “Năm nay nhiều thông tin về hàng giả nên không biết đâu mà lần. Thôi thì mình cứ mua loại ngon, mua hàng Việt Nam có thương hiệu thì yên tâm sử dụng, đắt hơn thì mình mua ít đi là vậy.”
Lý giải cho sự lựa chọn này của người tiêu dùng thủ đô, chủ một cửa hàng tại chợ Đồng Xuân-điểm đầu mối bán buôn mặt hàng mứt Tết, cho hay khách hàng ngày càng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và chủ yếu lựa chọn các thương hiệu lớn. Các sản phẩm như mứt bí, mứt gừng, mứt dừa và các hộp mứt tại các cơ sở sản xuất thủ công chủ yếu chuyển về các địa phương./.
Hồng Kiều (Vietnam+)