Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với những đề xuất của Hiệp hội cây Điều Việt Nam đối với Chiến lược phát triển bền vững của ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm điều.
Để ổn định phát triển cây điều trong thời gian tới, Bộ đề nghị các địa phương có diện tích trồng điều lớn rà soát, quy hoạch lại diện tích điều hiện có; tăng cường thâm canh cho diện tích điều tập trung để đảm bảo đạt khoảng 400.000ha điều phát triển tốt vào năm 2020.
Hiệp hội cây Điều Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu hạt điều thuộc Hiệp hội ký kết hợp đồng liên kết với người trồng điều đầu tư cho sản xuất, thu mua sản phẩm để ổn định nguyên liệu cung cấp cho chế biến hàng năm, và người dân yên tâm đầu tư thâm canh sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam khẩn trương xây dựng đề án Phát triển giống điều giai đoạn 2011-2015 nhằm nhân nhanh giống điều tốt, cung cấp những giống mới có năng suất chất lượng cao để cải tạo, thay thế những giống cũ, giống thực sinh đang trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay và xác định khuyến nông cho cây điều là một trong những chương trình trọng điểm hỗ trợ đầu tư.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do hiệu quả kinh tế từ cây điều khó cạnh tranh với những cây trồng khác nên những năm gần đây diện tích điều liên tục giảm.
Hiện cả nước có hơn 380.000ha đất trồng điều, trong đó các địa phương có diện tích lớn nhất là Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk…
Trước khó khăn về nguyên liệu do năng suất, sản lượng điều trong nước thấp nên các nhà máy chế biến phải nhập khẩu hạt điều thô từ các nước về gia công chế biến xuất khẩu. Đây cũng là những khó khăn thường xuyên mà ngành điều phải đối mặt./.
Để ổn định phát triển cây điều trong thời gian tới, Bộ đề nghị các địa phương có diện tích trồng điều lớn rà soát, quy hoạch lại diện tích điều hiện có; tăng cường thâm canh cho diện tích điều tập trung để đảm bảo đạt khoảng 400.000ha điều phát triển tốt vào năm 2020.
Hiệp hội cây Điều Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu hạt điều thuộc Hiệp hội ký kết hợp đồng liên kết với người trồng điều đầu tư cho sản xuất, thu mua sản phẩm để ổn định nguyên liệu cung cấp cho chế biến hàng năm, và người dân yên tâm đầu tư thâm canh sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam khẩn trương xây dựng đề án Phát triển giống điều giai đoạn 2011-2015 nhằm nhân nhanh giống điều tốt, cung cấp những giống mới có năng suất chất lượng cao để cải tạo, thay thế những giống cũ, giống thực sinh đang trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay và xác định khuyến nông cho cây điều là một trong những chương trình trọng điểm hỗ trợ đầu tư.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do hiệu quả kinh tế từ cây điều khó cạnh tranh với những cây trồng khác nên những năm gần đây diện tích điều liên tục giảm.
Hiện cả nước có hơn 380.000ha đất trồng điều, trong đó các địa phương có diện tích lớn nhất là Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk…
Trước khó khăn về nguyên liệu do năng suất, sản lượng điều trong nước thấp nên các nhà máy chế biến phải nhập khẩu hạt điều thô từ các nước về gia công chế biến xuất khẩu. Đây cũng là những khó khăn thường xuyên mà ngành điều phải đối mặt./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)