Ngày 16/3, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "Tổng kết công tác vận động hiến máu tình nguyện giai đoạn 2008-2011 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2012-2015."
Ông Võ Đình Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết, giai đoạn 2008-2011, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 2 triệu đơn vị máu toàn phần (tương đương với 692.412 lít máu) và tỷ lệ người dân tham gia hiến máu chiếm 0,88% dân số (năm 2011); tổng lượng máu tiếp nhận hàng năm đều đặn tăng trung bình 13,5% so với năm trước. Đặc biệt, năm 2011, số đơn vị máu thu được từ người hiến máu tình nguyện không nhận tiền chiếm gần 90%.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu thường xuyên, hàng năm Viện Huyết học-Truyền máu trung ương, Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội và Hội Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện hiến máu lớn như: "Lễ hội Xuân Hồng," chiến dịch "Những giọt máu hồng" hè, tổ chức hiến máu hưởng ứng sự kiện "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4)"... với sự tham gia của hàng nghìn người dân và học sinh, sinh viên trong cả nước.
Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn cho hơn 100.000 tuyên truyền viên, tình nguyện viên và chủ nhiệm các câu lạc bộ. Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận được hàng năm (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) mới đáp ứng được 30-45% nhu cầu cho cấp cứu và điều trị. Hầu hết các địa phương mới tiếp nhận được các đơn vị máu có thể tích tối thiểu 250ml mà chưa chú trọng tuyên truyền, vận động người hiến máu đơn vị máu có thể tích 350-450ml.
Theo "Báo cáo kết quả tiếp nhận, sử dụng máu toàn quốc giai đoạn 2008 -2011 và Dự báo nhu cầu giai đoạn 2012 - 2015" của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho thấy, hiện nay, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng 5 Trung tâm truyền máu khu vực, 8 Trung tâm truyền máu vùng, các cơ sở truyền máu khác tại một số bệnh viện tỉnh, thành phố và huyện chưa có Trung tâm truyền máu bao phủ cũng được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị và con người. Công tác tổ chức hiến máu ngày càng được tổ chức đa dạng và hiệu quả hơn.
Các cơ sở đã triển khai 4 hình thức tiếp nhận máu bao gồm: tiếp nhận máu tại chỗ (tại các cơ sở truyền máu, bệnh viện), tiếp nhận máu lưu động (tại các cơ quan, đơn vị, trường học...), tiếp nhận tại các điểm cố định và tiếp nhận máu bằng các xe lấy máu chuyên dụng (ở 5 Trung tâm truyền máu khu vực); đồng thời tổ chức thành công nhiều sự kiện hiến máu lớn. Ngoài ra, công tác đón tiếp, chăm sóc người hiến máu cũng được các đơn vị tiếp nhận máu tổ chức tốt hơn, bài bản, chu đáo, góp phần khuyến khích người hiến tiếp tục tham gia hiến máu.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, nhu cầu máu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tiếp theo. Theo dự tính, từ các bệnh viện có sử dụng máu trên toàn quốc: tỷ lệ tăng tự nhiên trong nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế hàng năm (khoảng 15%), cộng với nhu cầu tăng thêm do phát triển của y học ở nước ta trong những năm tới cần tăng hàng năm lượng máu khoảng trên 20%. Nếu duy trì tốc độ tăng như các năm (tăng 14% hàng năm mà vẫn còn thiếu máu) cùng với nhu cầu điều trị y tế tiếp tục tăng thì trong những năm tới, tình trạng thiết máu sẽ còn trầm trọng hơn, đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra tại các trung tâm đô thị có hệ thống y tế chuyên sâu, hiện đại.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu trong cấp cứu và điều trị, giai đoạn 2012-2015, Ban Chỉ đạo quốc gia hiến máu tình nguyện tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hiến máu tình nguyện cứu người và an toàn truyền máu; tăng dần số lượng người có đủ sức khỏe tham gia hiến máu tại cơ sở và cộng đồng; từng bước đảm bảo cung cấp máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân; phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 100% người hiến máu tình nguyện không nhận tiền và tối thiểu 1% dân số tham gia hiến máu, xóa bỏ tình trạng cho máu lấy tiền tại các bệnh viện.
Đồng thời phát triển mạng lưới huyết học truyền máu từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung hóa; nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hóa các khâu như: tiếp nhận, bảo quản, sàng lọc, lưu trữ, phân phối máu nhằm hỗ trợ phát triển công tác vận động hiến máu tình nguyện nói chung và bảo đảm công bằng cho mọi người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ truyền máu khi cần thiết.../.
Ông Võ Đình Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết, giai đoạn 2008-2011, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 2 triệu đơn vị máu toàn phần (tương đương với 692.412 lít máu) và tỷ lệ người dân tham gia hiến máu chiếm 0,88% dân số (năm 2011); tổng lượng máu tiếp nhận hàng năm đều đặn tăng trung bình 13,5% so với năm trước. Đặc biệt, năm 2011, số đơn vị máu thu được từ người hiến máu tình nguyện không nhận tiền chiếm gần 90%.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu thường xuyên, hàng năm Viện Huyết học-Truyền máu trung ương, Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội và Hội Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện hiến máu lớn như: "Lễ hội Xuân Hồng," chiến dịch "Những giọt máu hồng" hè, tổ chức hiến máu hưởng ứng sự kiện "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4)"... với sự tham gia của hàng nghìn người dân và học sinh, sinh viên trong cả nước.
Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn cho hơn 100.000 tuyên truyền viên, tình nguyện viên và chủ nhiệm các câu lạc bộ. Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận được hàng năm (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) mới đáp ứng được 30-45% nhu cầu cho cấp cứu và điều trị. Hầu hết các địa phương mới tiếp nhận được các đơn vị máu có thể tích tối thiểu 250ml mà chưa chú trọng tuyên truyền, vận động người hiến máu đơn vị máu có thể tích 350-450ml.
Theo "Báo cáo kết quả tiếp nhận, sử dụng máu toàn quốc giai đoạn 2008 -2011 và Dự báo nhu cầu giai đoạn 2012 - 2015" của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho thấy, hiện nay, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng 5 Trung tâm truyền máu khu vực, 8 Trung tâm truyền máu vùng, các cơ sở truyền máu khác tại một số bệnh viện tỉnh, thành phố và huyện chưa có Trung tâm truyền máu bao phủ cũng được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị và con người. Công tác tổ chức hiến máu ngày càng được tổ chức đa dạng và hiệu quả hơn.
Các cơ sở đã triển khai 4 hình thức tiếp nhận máu bao gồm: tiếp nhận máu tại chỗ (tại các cơ sở truyền máu, bệnh viện), tiếp nhận máu lưu động (tại các cơ quan, đơn vị, trường học...), tiếp nhận tại các điểm cố định và tiếp nhận máu bằng các xe lấy máu chuyên dụng (ở 5 Trung tâm truyền máu khu vực); đồng thời tổ chức thành công nhiều sự kiện hiến máu lớn. Ngoài ra, công tác đón tiếp, chăm sóc người hiến máu cũng được các đơn vị tiếp nhận máu tổ chức tốt hơn, bài bản, chu đáo, góp phần khuyến khích người hiến tiếp tục tham gia hiến máu.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, nhu cầu máu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tiếp theo. Theo dự tính, từ các bệnh viện có sử dụng máu trên toàn quốc: tỷ lệ tăng tự nhiên trong nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế hàng năm (khoảng 15%), cộng với nhu cầu tăng thêm do phát triển của y học ở nước ta trong những năm tới cần tăng hàng năm lượng máu khoảng trên 20%. Nếu duy trì tốc độ tăng như các năm (tăng 14% hàng năm mà vẫn còn thiếu máu) cùng với nhu cầu điều trị y tế tiếp tục tăng thì trong những năm tới, tình trạng thiết máu sẽ còn trầm trọng hơn, đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra tại các trung tâm đô thị có hệ thống y tế chuyên sâu, hiện đại.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu trong cấp cứu và điều trị, giai đoạn 2012-2015, Ban Chỉ đạo quốc gia hiến máu tình nguyện tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hiến máu tình nguyện cứu người và an toàn truyền máu; tăng dần số lượng người có đủ sức khỏe tham gia hiến máu tại cơ sở và cộng đồng; từng bước đảm bảo cung cấp máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân; phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 100% người hiến máu tình nguyện không nhận tiền và tối thiểu 1% dân số tham gia hiến máu, xóa bỏ tình trạng cho máu lấy tiền tại các bệnh viện.
Đồng thời phát triển mạng lưới huyết học truyền máu từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung hóa; nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hóa các khâu như: tiếp nhận, bảo quản, sàng lọc, lưu trữ, phân phối máu nhằm hỗ trợ phát triển công tác vận động hiến máu tình nguyện nói chung và bảo đảm công bằng cho mọi người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ truyền máu khi cần thiết.../.
Thu Phương (TTXVN)