Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020, với tổng chi phí 765 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch, số tiền trên để thực hiện 6 dự án ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 là xây dựng Trung tâm hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; xây dựng Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin số quốc gia; xây dựng Hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng chống tội phạm trên mạng.
Xây dựng Hệ thống xác thực, bảo mật cho các hệ thống thông tin Chính phủ; đào tạo chuyên gia an toàn thông tin số cho cơ quan Chính phủ và hệ thống thống tin trọng yếu quốc gia; xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin số trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử phục vụ ngành công thương là những dự án cũng được ưu tiên.
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đảm bảo an toàn thông tin số bởi các hệ thống bảo mật chuyên dùng có độ tin cậy cao; hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam được đào tạo về an toàn thông tin số với trình độ tương đương với các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN; nhận thức xã hội về an toàn thông tin số được phổ cập và ngày một nâng cao; 100% cán bộ quản trị hệ thống trong hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đào tạo và cấp chứng chỉ quốc gia về an toàn thông tin số, cũng là những mục tiêu an toàn thông tin số đến năm 2020.
Đến năm 2020 sẽ ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống mã hóa quốc gia cho phép quản lý các hệ thống hạ tầng mã khóa công khai tại Việt Nam và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá an toàn thông tin số cho các hệ thống thông tin để từ năm 2015, các tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trong toàn bộ các hệ thống thông tin trọng yếu của quốc gia.
Cục an toàn thông tin số quốc gia sẽ được thành lập để quản lý, điều phối và hướng dẫn cho các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin trên phạm vi cả nước đồng thời thành lập các Nhóm ứng cứu sự cố máy tính (CSIRT) tại các cơ quan đơn vị và liên kết các CSIRT thành một mạng lưới trên toàn quốc nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin số.
Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu trước mắt đến năm 2015, các hệ thống thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được kiểm tra định kỳ, đánh giá, kiểm định hàng năm về mức độ đảm bảo an toàn thông tin số theo các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, 100% trang thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin và có phương án dự phòng khắc phục sự cố đảm bảo hoạt động liên tục ở mức tối đa; 100% các giao dịch điện tử có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; các dịch vụ thương mại điện tử mới phải công bố công khai và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thông tin số trước khi vận hành chính thức.
Về nguồn nhân lực, trước mắt sẽ đào tạo 1.000 chuyên gia an toàn thông tin số theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an ninh thông tin cho hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia và toàn xã hội.
Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội về an toàn thông tin, người sử dụng các phương tiện và dịch vụ thông tin thường xuyên được thông báo, cập nhật về những rủi ro mất an toàn thông tin mới phát sinh và có thể báo cáo các rủi ro này cho các cơ quan có trách nhiệm./.
Theo Quy hoạch, số tiền trên để thực hiện 6 dự án ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 là xây dựng Trung tâm hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; xây dựng Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin số quốc gia; xây dựng Hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng chống tội phạm trên mạng.
Xây dựng Hệ thống xác thực, bảo mật cho các hệ thống thông tin Chính phủ; đào tạo chuyên gia an toàn thông tin số cho cơ quan Chính phủ và hệ thống thống tin trọng yếu quốc gia; xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin số trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử phục vụ ngành công thương là những dự án cũng được ưu tiên.
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đảm bảo an toàn thông tin số bởi các hệ thống bảo mật chuyên dùng có độ tin cậy cao; hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam được đào tạo về an toàn thông tin số với trình độ tương đương với các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN; nhận thức xã hội về an toàn thông tin số được phổ cập và ngày một nâng cao; 100% cán bộ quản trị hệ thống trong hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đào tạo và cấp chứng chỉ quốc gia về an toàn thông tin số, cũng là những mục tiêu an toàn thông tin số đến năm 2020.
Đến năm 2020 sẽ ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống mã hóa quốc gia cho phép quản lý các hệ thống hạ tầng mã khóa công khai tại Việt Nam và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá an toàn thông tin số cho các hệ thống thông tin để từ năm 2015, các tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trong toàn bộ các hệ thống thông tin trọng yếu của quốc gia.
Cục an toàn thông tin số quốc gia sẽ được thành lập để quản lý, điều phối và hướng dẫn cho các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin trên phạm vi cả nước đồng thời thành lập các Nhóm ứng cứu sự cố máy tính (CSIRT) tại các cơ quan đơn vị và liên kết các CSIRT thành một mạng lưới trên toàn quốc nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin số.
Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu trước mắt đến năm 2015, các hệ thống thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được kiểm tra định kỳ, đánh giá, kiểm định hàng năm về mức độ đảm bảo an toàn thông tin số theo các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, 100% trang thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin và có phương án dự phòng khắc phục sự cố đảm bảo hoạt động liên tục ở mức tối đa; 100% các giao dịch điện tử có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; các dịch vụ thương mại điện tử mới phải công bố công khai và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thông tin số trước khi vận hành chính thức.
Về nguồn nhân lực, trước mắt sẽ đào tạo 1.000 chuyên gia an toàn thông tin số theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an ninh thông tin cho hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia và toàn xã hội.
Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội về an toàn thông tin, người sử dụng các phương tiện và dịch vụ thông tin thường xuyên được thông báo, cập nhật về những rủi ro mất an toàn thông tin mới phát sinh và có thể báo cáo các rủi ro này cho các cơ quan có trách nhiệm./.
(TTXVN/Vietnam+)